Chu Văn An, người thầy giáo mẫu mực và vô cùng cương trực
Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu ruột của TBT-VC Nguyễn văn Linh |
Mới
đây, ông Nguyễn Xuân Nghĩa dùng Youtube mạt sát cụ Chu văn An hết sức
nặng lời, khiến cho những cựu sinh viên Chu văn An đành phải phá vỡ sự
im lặng. Mời quý bạn đọc dành chút thời giờ để nghe ông Nguyễn Xuân
Nghĩa mắng cụ Chu văn An:
Dưới
đây là lời giáo hóa của Giáo sư Tiến sĩ Trần Huy Bích cho Nguyễn Xuân
Nghĩa hiểu biết lịch sử. Giáo sư Tiến sĩ chuyên lo hoạt động Văn Hóa,
không quan tâm đến vấn đề chính trị, nên đã kết thân với ông Nguyễn Xuân
Nghĩa, mà không một chút nghi ngờ. Nếu Nguyễn Xuân Nghĩa không buông
lời mạt sát cụ Chu văn An, thì sự giao tiếp của hai bên vẫn còn nồng
thắm. Dưới đây là bài giáo hóa của Giáo sư Trần Huy Bích:
“GS Trần Huy Bích giáo hóa Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Việt Cộng.
KTG
Nguyễn Xuân Nghĩa có kiến thức rất rộng, không những trong lãnh vực
kinh tế mà còn trong nhiều lãnh vực khác: lịch sử, văn học ... Nhưng khi
đưa ra nhận định như thế về nhà giáo dục Chu Văn An, anh ấy đã sai lầm ở
mấy điểm quan trọng sau đây:
1).-Anh
ấy nói, “Chu Văn An làm quan rất cao,” và hỏi sao cụ không bày mưu lập
kế để trị “4 tên tham nhũng giết 3, rồi 3 tên còn lại giết nhau.” Vì
thế, anh ấy đánh giá cụ là “thường, rất tệ,” gọi cụ là “tối,” rồi đưa ra
một lời xúc phạm cực vô lễ, “thằng cha đó là thằng cà chớn.” Anh ấy lầm
ở hai điểm căn bản sau đây:
--“Chu
Văn An làm quan rất cao”: Tuy được vua và triều đình kính trọng vì tư
cách cao quý, chức quan của cụ Chu không cao (tuy cũng không thấp). Đó
là Quốc tử giám Tư nghiệp (chức thứ hai ở Quốc tử giám, sau chức Quốc tử
giám Tế tửu). Ở thời chúng ta, chức “Tế tửu” tương đương với Viện
trưởng viện Đại học, và “Tư nghiệp” tương đương với Phó Viện trưởng phụ
trách Học vụ. Nhiệm vụ đầu tiên của cụ Chu do vua Trần Minh tông trao là
“dạy Thái tử học” (vị Thái tử cụ dạy sau lên ngôi là vua Trần Hiến
tông, mất rất sớm khi mới 22 tuổi). “Tư nghiệp” tuy được tôn kính nhưng
chỉ là một “học quan” (quan coi về giáo dục), không có quyền trong hệ
thống hành chánh của triều đình. Theo quan chế thời Nguyễn, chức Quốc tử
giám Tư nghiệp ở hàng Tòng tứ phẩm, dưới các chức Thượng thư, Đô Ngự sử
(Chánh nhị phẩm), Tham tri, Tuần phủ (Tòng nhị phẩm), Thị lang, Bố
chánh (Chánh tam phẩm), và dưới cả Thái y, Án sát (Chánh tứ phẩm)… Quan
chế thời Trần không giống hệt thời Nguyễn, nhưng sự kiện Quốc tử giám Tư
nghiệp chỉ là một “học quan,” không có quyền về hành chánh, chắc không
khác. Ở miền Nam thời Đệ Nhị Cộng Hòa, các giáo sư Nguyễn Đăng Thục,
Nguyễn Khắc Kham có danh vọng rất cao về tinh thần (Gs. NĐ Thục từng là
Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn) nhưng đâu có quyền hành gì, làm
được gì trước các tướng lãnh hoặc những Tổng, Bộ trưởng buôn lậu, tham
nhũng? Địa vị của cụ Chu ở đời Trần cũng thế. Dâng sớ xin chém bọn gian
thần là một hành động cực can đảm, một vị thầy giáo (dù ở cấp cao) khó
có thể làm hơn.
--
Cụ Chu là một nhà đạo đức, một nhà giáo dục, chứ không phải một nhà
chính trị. So sánh cụ với Trần Thủ Độ, một người nhiều thủ đoạn, bày mưu
lập kế đem họ Trần thay ngôi nhà Lý, là một việc không thích hợp. Con
người đạo đức của cụ đâu cho phép cụ làm những việc tàn nhẫn như Trần
Thủ Độ đã làm (giết tôn thất nhà Lý, ép vua Lý Huệ tông treo cổ tự tử)
hay trái luân thường (bắt cháu là vua Trần Thái tông cướp người vợ đã có
thai của anh ruột). Có lẽ KTG NX Nghĩa đã quan niệm cụ như một nhà
chính trị thủ đoạn khi chê cụ là “thường,” là “tối.” Nhận định căn bản
của anh ấy về con người và tư cách của cụ Chu đã sai, cho nên kết luận
sai là lẽ đương nhiên.
2).-KTG
NX Nghĩa sai lầm ở chỗ khi buông lời thất kính với cụ Chu như thế, anh
không chỉ làm phật ý các cựu học sinh CVA. Theo dòng lịch sử dân tộc, cụ
được ngưỡng mộ qua nhiều triều đại, được thờ (tòng tự) trong Văn miếu
từ đời Trần, suốt qua các triều Lê, Lê Trung hưng, sang Nguyễn. Đại Việt
Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép về cụ với
những lời thật trân trọng. Nhận định về cụ đã có những câu như:
Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn.
Băng
hồ tướng công Trần Nguyên Đán (ông ngoại và là người nuôi dạy vị anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi khi còn nhỏ) viết về cụ với những câu như:
Học hải hồi lan, tục tái thuần
Thượng tường sơn đẩu đắc tư nhân
Cùng kinh bác sử công phu đại
(Đẩy ngược làn sóng dữ trong biển học để phong tục được thuần hậu trở lại,
Trường Quốc Học được bậc đạo đức như Thái sơn, Bắc đẩu đến dạy,
Đọc hết kinh, xem rộng hết sử, công phu rất lớn …)
Cụ
được thờ phụng ở nhiều nơi, được coi là một danh nhân của dân tộc, và
được đặt tên trên nhiều đường phố vì đạo đức và tư cách. Gọi cụ là
"thằng cha," "thằng cà chớn" là đã dùng những lời cực vô lễ.
Người
chọn đổi tên trường Trung học Bảo hộ (thời Pháp thuộc) thành trường Chu
Văn An là giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục trong
chính phủ của học giả Trần Trọng Kim. Một trong các cựu Hiệu trưởng của
trường Chu Văn An là giáo sư Dương Quảng Hàm… Khi KTG NX Nghĩa coi cụ
Chu là “rất tệ, tối,” và gọi cụ là “một thằng cà chớn,” anh ấy cũng đã
bày tỏ sự thất kính đối với nhiều thế hệ tiền nhân qua suốt dòng lịch sử
dân tộc, gần chúng ta nhất là các học giả Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân
Hãn, Dương Quảng Hàm…
Tôi
nghĩ như các anh Lê Tuấn, Song Thao và Huân là khi nói trong YouTube
này, anh NX Nghĩa có vẻ chưa tỉnh hẳn rượu. Một chứng cớ là anh ấy không
nhớ đúng tên tác phẩm quan trọng nhất của cụ Chu: Anh ấy gọi “Thất trảm
sớ” là “Thất trảm thư.” Hai thứ khác nhau, “sớ” chỉ để dâng lên vua.
Tôi tin là sau khi tỉnh hẳn lại, anh ấy sẽ nhận ra những chỗ sai của
mình.
Gần
đây tôi ít gặp anh NX Nghĩa. Tôi cung cấp chút thông tin cần thiết để
khi thuận tiện thì những anh trong Ban Chấp hành Hội như các anh Quang
Tuấn, Huân ..., các “nhân sĩ” của Hội như các anh CHT Khoát, Uyên, các
anh Phạm Đỗ Chí, VC Hiển, DC Thành..., hay những anh có dịp gặp anh
Nghĩa trong các hoạt động truyền thông như các anh Lê Tuấn, PG Đại ...,
hoặc bất cứ một anh em nào trong tập thể CVA chúng ta ... có thể chuyển
đến anh ấy ít hàng nhận xét của tôi.
Thân quý,
Trần Huy Bích.
Nhờ
sự giáo hóa của Giáo sư Trần Huy Bích với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tôi
mới có tài liệu để “nói chuyện” với những nhà hoạt động Văn Hóa, Tôn
Giáo.
Tôi thường gặp một số nhà hoạt động Văn Hóa, Tôn Giáo tỏ ra thờ ơ với thời cuộc, vì không muốn dính dáng đến chính trị.
Năm
1983 sang Pháp thăm người anh, tôi được người anh đến thăm nhà Giáo dục
Hoàng Xuân Hãn. Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc gia
Giáo dục trong chính phủ cụ Trần trọng Kim và Thầy (Bố) tôi là Đổng Lý
Văn phòng của Thủ tướng Trần trọng Kim. Vì thế, cụ Hãn và Thầy tôi ngoài
bạn đồng hương, còn là bạn đồng liêu.
Tôi có hỏi cụ Hãn một câu:
“Thưa
Bác, Bác vốn được mọi người Việt Nam trọng vọng, vì khi làm Bộ trưởng
Giáo dục, bác đã ra lệnh các trường sử dụng Tiếng Việt thay vì Tiếng
Pháp. Tại sao một người nặng tinh thần Quốc Gia như bác không về nước
giúp Tổng thống Ngô Đình Diệm, để chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Miền
Bắc, nhằm duy trì văn hóa dân tộc?”
Cụ Hãn trả lời:
“Bác không muốn dính dáng đến chính trị, bởi vì chính trị là nhất thời; còn Văn Hóa là muôn đời”.
Nghe bác Hãn trả lời như thế, tôi hỏi tiếp:
“Bác
nghĩ rằng dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản, liệu người dân có
quyền hoạt động Văn Hóa một cách tự do hay không? Hay là phải tuân hành
sự chỉ đạo của Đảng”.
Anh
tôi nhận thấy tôi có vẻ “gay cấn” với cụ Hãn, đưa tay lên nhìn đồng hồ,
rồi xin phép cáo từ. Tôi vốn kính sợ anh mình, nên tôi còn muốn “chất
vấn” nhiều điều với cụ Hoàng Xuân Hãn lắm, nhưng đành đứng lên chào cụ
Hãn để ra về.
Cụ
Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, kém Thầy tôi 18 tuổi, nhưng theo tục lệ,
anh em nhà tôi vẫn thưa gửi với cụ Hãn bằng bác. Đọc những sự tán tụng
của người đời đối với nhà Giáo dục Hoàng Xuân Hãn, tôi cũng đem lòng cảm
phục. Nhưng được đích thân hầu chuyện với Cụ thì tôi nhận thấy thực tế
không đúng như sự lượng giá của mình.
Người trí thức như cụ Hãn được cả nước trọng vọng mà nói câu “Chính trị nhất thời, Văn Hóa là muôn đời” thì tôi hiểu vì sao nước mình rơi vào thảm họa cộng sản.
Cụ
Chu văn An tuy là quan văn, giữ chức vụ Tư Ngiệp (tương đương Phó Viện
trưởng ngày nay), có thể trói gà không chặt, mà dám dâng sớ xin vua chém
đầu 7 nịnh thần, tức là Cụ đã ý thức việc triều chính suy đốn, thì nền
Văn Hóa sẽ suy đồi. Cụ Hoàng Xuân Hãn đổi tên trường Bảo Hộ dưới thời
Thực dân Pháp thành trường Chu văn An, ắt hẳn Cụ Hãn phải hiểu rằng phải
có Nền Chính Trị chân chính thì mới có Nền Văn Hóa văn minh, nhân bản.
Thế mà cụ Hãn thường có lời lẽ trọng vọng Hồ Chí Minh và coi ông Ngô
Đình Diệm là tay sai của Mỹ.
Trường
Chu văn An đã đào tạo nhiều nhân tài; nhưng hiếm thấy có nhân tài khí
phách như cụ Chu văn An. Anh Trần Minh Cộng, một cựu học sinh Chu văn
An, một Viện trưởng Viện Cảnh sát Quốc gia, một Phát ngôn viên của Mặt
trận Kháng chiến, lẽ nào anh không biết Nguyễn Xuân Nghĩa – cháu ruột
Mười Cúc – tham gia Mặt Trận với mục đích phân hóa nội bộ Mặt Trận như
Cụ Phạm Ngọc Lũy – Chủ tịch Ủy ban Yểm trợ Kháng chiến – đã viết trong
hồi ký?
Tôi
đã viết về sự hình thành Mặt Trận Hoàng Cơ Minh là do các anh em Người
Việt Tự Do ở Nhật sang Thái Lan làm công tác thiện nguyện để giúp đỡ
thuyền nhân tỵ nạn cộng sản. Các anh Người Việt Tự Do tràn trề lý tưởng,
nhưng thiếu kinh nghiệm đối với mưu mô cộng sản, nên bị chuyên viên
tình báo Nguyễn Chí Trung xúi giục sang Mỹ kiếm một ông Tướng để thành
lập tổ chức giải phóng Việt Nam. Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được anh em
Hải Quân ca ngợi là một vị Tướng sạch, tôi đồng ý! Nhưng sạch không có
nghĩa là có trí tuệ và có mưu lược để tự hỏi có phải đây là âm mưu của
Việt Cộng? Anh Phạm văn Liễu, anh Trần Minh Công đều là người giữ chức
vụ đầu ngành Cảnh sát Quốc gia. Tại sao các anh không đặt vấn đề với ông
Hoàng Cơ Minh vì lý do nào ông tự tạo cho mình hình ảnh Hồ Chí Minh,
một tên tội đồ dân tộc?
Tôi
là lính Không Quân, ăn cơm dưới đất làm việc trên trời, không phải là
chuyên viên tình báo phản gián, nhưng tôi có mắt quan sát. Người Việt tị
nạn cộng sản khắp thế giới, có lẽ chỉ có không hơn 10 người con đi tu
đạo Phật để làm trụ trì. Thế mà chùa ở Hải ngoại mọc lên như nấm, thì
lấy đâu ra các nhà sư trẻ cỡ con cái chúng ta làm trụ trì? Tất nhiên
những trụ trì trẻ đó là những “Sư Quốc Doanh” do Việt Cộng xuất cảng để
nắm đầu Phật tử ngoan đạo! Tôi nêu lên nghi vấn đó với các nhà trí thức,
nhà quân sự cấp Đại tá thì đều được trả lời: “Mình đến Chùa là để lạy Phật... Còn kẻ nào làm điều tội lỗi thì kẻ đó chịu tội với Phật”. Nghe câu trả lời như thế thì tôi mới thấy “lòng từ bi” của các nhà trí thức, quân nhân Phật tử cao cả xiết bao!
Trí
thức như Đỗ Quý Toàn (Ngô Nhân Dụng) cựu Giáo sư Chu văn An giao du
thân mật với Nguyễn Xuân Nghĩa, thường viết bài bình luận theo cái lối
truyền thông cánh tả Mỹ chửi bới Tổng thống Donald Trump. Xin hỏi có bao
nhiêu quý vị cựu học sinh Chu văn An lên tiếng phản bác luận điệu của
Ngô Nhân Dụng?
Quân
nhân như Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh thường viết bài bình luận theo luận
điệu truyền thông cánh tả thân Trung Cộng, xin hỏi có bao nhiêu quân
nhân từng hùng dũng tuyên bố “chúng ta chưa giải ngũ” đã lên tiếng đặt
vấn đề với ông Quan Năm Nguyễn Đạt Thịnh, Khóa 6 Trường Võ Bị Quốc gia
Việt Nam?
Chúng
ta đang sống trong nước Tự do thường khuyến khích dân chúng câu “Speak
Up America”, thử hỏi ta sợ hãi điều gì mà không lên tiếng, mà cứ im lìm
để cho những kẻ tự tung, tự tác múa gậy vườn hoang?
Sở
dĩ Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra ngạo mạn, dám gọi Cụ Chu văn Ân là “thằng cà
chớn” vì anh ta phải thi hành Nghị Quyết 36 của Đảng để dâng cho Thiên
Triều. Chứ không phải anh ta say xỉn, không kiểm soát lời ăn tiếng nói
đâu. Hồ Chí Minh là Vua Bịp mà cũng có ngày rơi mặt nạ. Bịp cỡ Nguyễn
Xuân Nghĩa là loại tép riu, làm sao tránh khỏi rơi mặt nạ, dù mang khẩu
trang ngừa Vũ Hán Virus! Chẳng qua anh ta nghĩ rằng Trung Cộng sắp sửa
chiến thắng Hoa Kỳ thì anh ta mới dám mạt sát Cụ Chu văn An để lập công
khi thời cơ đến đấy thôi. Chẳng lẽ vác mặt đi uống rượu chùa, ăn cơm Tây
của nhà văn Huy Phương mãi cũng kỳ!
Đảng
Việt Tân là do Nguyễn Xuân Nghĩa thành lập, để thay thế cái bản hiệu
“Mặt Trận Quốc gia Thống Nhật Giải phóng Việt Nam” đã quá lem nhem, vì
các thành phần trong Mặt Trận Kháng Chiến không có ma nào (kể cả Hoàng
Cơ Định) đủ sức viết “Đảng Chế - Đảng Quy” để huấn luyện cán bộ đâu. Ai
muốn có tài liệu “Đảng Chế - Đảng Quy” của Việt Tân, hãy liên lạc với
tôi.
Sở
dĩ Giáo sư Trần Huy Bích chơi thân với Nguyễn Xuân Nghĩa là vì giáo sư
chỉ hoạt động trong lãnh vực Văn Hóa, không quan tâm đến vấn đề chính
trị. Nên Nguyễn Xuân Nghĩa dù làm mất NIỀM TIN của quần chúng, cũng
không đáng gì để đặt thành vấn đề. Nay Nguyễn Xuân Nghĩa mạt sát cụ Chu
văn An, nhà văn hóa lẫy lừng, thì Giáo sư Trần Huy Bích nóng ruột quá,
mới phải bày tỏ thái độ.
Nhân
dịp này, tôi xin đề nghị những nhà hoạt động Văn Hóa, Tôn Giáo vui lòng
“ngó” vào chính trị một chút để lánh xa bọn kháng chiến bịp, bọn từ
thiện xạo và bọn buôn thần bán thánh. Còn MC Nguyễn Ngọc Ngạn thuộc loại
“thương nữ bất tri vong quốc hận” thì để cho cô Bé Tí giáo dục là đủ
rồi!
Tôi
nhận được email của Giáo sư Trần Huy Bích cám ơn vì đã quan tâm đến vấn
đề cựu học sinh Chu văn An và nói rằng nhiệm vụ của Giáo sư về vấn đề
Chu văn An đã chấm dứt. Còn tôi, tuy không phải là cựu học sinh Chu văn
An, chỉ là anh nhà binh ít học, nhưng vấn đề Chu văn An không bao giờ
chấm dứt, vì cụ Chu văn An là biểu tượng của nhà trí thức có khí phách,
thì thế hệ kế thừa phải có nhiệm vụ thắp sáng tinh thần Chu văn An, dù
cuộc đời đã gần kề miệng lỗ!
Bao
lâu còn có kẻ bôi nhọ khí phách nòi giống Việt Nam, tôi còn lên tiếng!
Xin vong hồn Cụ Chu văn An thấu hiểu cho kẻ hậu sinh này. Biển học mênh
mông, mà cuộc đời thì ngắn ngủi, kẻ hậu sinh này cố gắng học hoài mà
chưa tới bến bờ nào cả! Đành cam chịu làm kẻ ít học là vì thế!
Không
còn nghi ngờ gì nữa về nhân thân của Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi anh ta
mạt sát cụ Chu văn An, phản ảnh màn đấu tố trong Nhân Văn Giai Phẩm vô
cùng!
Bằng Phong Đặng văn Âu Điện thoại 714 – 276 – 5600
Email Address: bangphongdva033@gmail.com
No comments:
Post a Comment