Tuesday, August 4, 2015

Vài nét về trường Trung học Phan bội Châu Phan Thiết

 Trung Học Phan Bội Châu 1952-1956

 Đây là trường TH Phan Bội Châu những năm đầu tiên, là ngôi trường Trung học công lập đầu tiên trên đất Phan Thiết của Tỉnh Bình Thuận. Gọi là Trường Trung Học, thực chất là chỉ có hai lớp Đệ Thất (tương đương với lớp 6 bây giờ), học trong hai phòng học nhờ của một trường tiếu học (Trường Tiểu học Đức Thắng B) nằm trên đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Sau khi trường TH Phan Bội Châu dời về địa điểm như hiện nay thì cơ sở này trở thành trường Trung Học Tiến Đức. 

Comments
Cám ơn đã cho coi hình trường ngày xưa, nhưng cái hình PBC 1952 -53 thì theo tôi biết trường còn học tới năm 1955-56 vì lúc đó chúng tôi học năm dệ thất con gái. Trước đó là Thầy Bảo làm hiệu trưởng dên nửa năm khi tôi học đệ thất thì Thầy Lê Tá mới đỏi về làm Hiệu trưởng cho tới khi dời về trương mới, tôi bắt đầu học đệ lục năm 56-57 tại trường mới. Vài ý kiến để cac anh chị biết thêm.
thân mến
Bach-Tuyết


 


-Thành lập năm 1952 mang tên Trung học Bình Thuận do tâm huyết của vị Tỉnh Trưởng đương thời là Nguyễn văn Trác

-Năm đầu tiên chỉ có 2 lớp đệ Thất gồm 110 học sinh nam nữ, học nhờ tại trường tiểu học Đức Thắng

-Niên khóa 1953-1952, để đón nhận thêm 2 lớp mới trường lại dời về trường Nam tiểu học, do ông Trần hữu Lương làm hiệu trưởng, nâng sỉ số học sinh lên 233.

-Niên khóa 1954-1955, khi số lớp của trường tăng lên 6 lớp gồm 2 đệ Thất, 2 đệ Lục và 2 đệ Ngũ, trường dời về cơ sở của bà Hồng Hương, trên đại lộ Trần hưng Đạo. Vị hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Nguyễn xuân Tịnh .
- Niên khóa 1955-1956, trường trở thành Trung học Đệ Nhất Cấp với 4 lớp đệ Thất, hai đệ Lục, hai đệ Ngũ và 2 đệ Tứ. Trong niên khóa này, hiệu trưởng là ông Lê Tá, được Bộ giáo dục điều động từ Trường Võ Tánh Nha trang về và trường Trung học Bình Thuận được Bộ giáo dục chính thức đổi tên là Trung học Phan bội Châu.
-Niên khóa 1956-1957, trường dời về địa điểm mới xây dựng trên đường Nguyễn Hoàng, gồm một dãy lầu và một dãy trệt, với sĩ số học sinh lên đến 897. Năm này trường gởi một số học sinh ra Nha Trang để thi Trung học đệ nhất cấp. Các học sinh đậu Trung học đệ nhất cấp sau đó phải vào Sài Gòn hay ra Nha Trang để học tiếp vì trường chưa có lớp đệ Tam.
-Niên khóa 1958-1959, trường có 2 lớp đệ Tam đầu tiên ban A và ban B.
-Niên khóa 1959-1960, các học sinh đệ Nhị phải ra học tại trường Võ Tánh Nha Trang.
-Niên khóa 1960-1961, trường có 3 lớp đệ Nhị ban A,B,C đầu tiên.
-Niên khóa 1962-1963, trường có 2 lớp đệ Nhất đầu tiên ban A và B. Từ đó trường Phan bội Châu trở thành trường Trung học đệ Nhị cấp, đầy đủ các lớp từ đệ Thất đến đệ Nhất.
-Đến niên khóa 1974-1975 trường đã có tổng cộng 72 lớp với sĩ số 4,071 học sinh gồm 2,748 học sinh Đệ nhất cấp và 1,333 học sinh Đệ nhị cấp với trên 100 giáo sư và nhân viên.
Trường đã nổi tiếng về tỷ số dẫn đầu học sinh thi đỗ qua các kỳ thi Trung học, Tú tài và thi tuyển vào các trường đại học chuyên nghiệp . Đó là nhờ công lao gây dựng, phát triển của các vị Hiệu trưởng và sự tận tâm dạy dỗ của bao vị giáo sư tâm huyết trong suốt 23 năm từ 1952 đến 1975 .
Ngoài các thành tích học vấn, năm 1960 trường đã đoạt giải nhất kỳ thi Bích báo toàn quốc và Vô địch giải túc cầu miền Trung khu vực 2 gồm 5 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định .
 

(Sưu tầm trên NET)
Kể từ khi hình thành (1952) cho đến nay, Trường TH Phan Bội Châu đã có những giai đoạn lịch sử phát triển, để lại những truyền thống vô cùng quý báu, rất đáng tự hào cho mọi thế hệ.
     Năm 1952, Trường được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Bình Thuận. Đây là trường Trung học công lập đầu tiên ở Phan Thiết lúc bấy giờ. Tiêu biểu cho những người tham gia sáng lập Trường là thầy Nguyễn Văn Trác và Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Võ Văn Trưng. Trường mới chỉ có 2 lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ), phải học nhờ  của một trường Tiểu học Đức Thắng và Trường Nam Phan Thiết. Đến giữa niên khoá 1953-1954, Trường được vinh dự mang tên nhà chí sĩ yêu nước lừng danh đầu thế kỷ thứ 20: Trường Trung học Phan Bội Châu.
     Năm 1956, Trường được xây dựng chính thức tại khuôn viên hiện nay. Số lớp tăng lên là 10 lớp, đều thuộc hệ trung học đệ nhất cấp. Từ năm 1959 đến năm 1962, Trường mở thêm hệ trung học đệ nhị cấp, trường có quy mô đào tạo cả hai cấp thuộc bậc Trung học. Số lớp tăng nhanh. Nếu năm học 1963-1964 có 31 lớp với 1725 học sinh thi đến năm học 1974-1975, thành 72 lớp với 4092 học sinh. Các thầy Hiệu trưởng của trường lần lượt là : Võ Văn Trưng (1952 – 1953), Trần Hữu Lương (1953 – 1954), Nguyễn Xuân Tịnh (1954–1955), Lê Tá (1955–1963), Nguyễn Đức Hiển, Đào Trữ (1963–1966),Nguyễn Tiến Thành (1966–1967), Nguyễn Thanh Tùng (1967–1972), Lê Khắc Anh Vũ (1972–1975).

       Trong giai đoạn này, Trường đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang, tạo nên truyền thống quý báu cho các thế hệ sau noi theo. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi. Hàng năm đều có nhiều học sinh đạt điểm tối ưu trong các kỳ thi tú tài và nhiều người trong số đó được học bổng du học nước ngoài. Phong trào báo chí, thể thao, văn nghệ phát triển mạnh: Năm 1960, Trường đoạt giải Nhất cuộc thi bích báo (báo tường) giữa các Trường Trung học ở miền Nam, đồng thời, đoạt giải vô địch bóng đá giữa các Trường Trung học thuộc khu vực miền Trung; trong nhiều năm cũng đoạt giải Nhất về văn nghệ. Trường còn tham gia nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo như quyên góp, ủng hộ đồng bào bị bão lụt ở các tỉnh miền Trung.

           

No comments:

Post a Comment