Sunday, November 22, 2015

Văn Hóa và Xả Hội Nhật Bản

 Togetsukyo at Arashiyama, Kyoto, Japan

Hôm nay ngày 3 tháng 11 là ngày lễ của Nhật Bản. Nhân đây xin giới thiệu các ngày lễ quốc gia của Nhật Bản. Nhật Bản có rất nhiều ngày lễ của quốc gia (được nghỉ).
1. Ngày 1 tháng 1 : Lễ Tết (dương lịch). Nhật Bản không còn ăn tết âm lịch từ sau Minh Trị.
2. Ngày thứ hai của tuần thứ 3 tháng 1 : Lễ thành nhân (lễ các thiếu niên đến 20 tuổi, được công nhận là người lớn, được uống rượu, hút thuốc từ 20 tuổi)
3. Ngày 11 tháng 2 : Lễ kỹ niệm lập quốc (tương đương với ngày quốc khánh)
4. Ngày 20 tháng 3 : Lễ xuân phân (bắt đầu mùa xuân). Ngày xuân phân thay đổi theo mỗi năm, thường nằm trong khoảng ngày 19 đến 22 tháng 3.
5. Ngày 29 tháng 4 : Lễ ngày Chiêu Hòa (trước kia là sinh Nhật vua Chiêu Hòa, cha của đương kim Thiên hoàng, sau khi vua chết thì vẫn duy trì ngày lễ để tăng thêm ngày nghỉ)
6. Ngày 3 tháng 5 : Lễ ngày kỹ niệm hiến pháp (ngày kỹ niệm vua Minh Trị ban hành hiến pháp)
7. Ngày 4 tháng 5 : Lễ ngày màu xanh (bảo vệ môi trường xanh, trồng cây v.v…)
8. Ngày 5 tháng 5 : Lễ ngày trẻ em
* Tháng 6 không có ngày lễ quốc gia. Quốc hội Nhật Bản đang cố tìm ra một ngày nào đó để tăng thêm ngày lễ. Có thể tương lai sẽ là lễ ngày núi
9. Ngày thứ hai của tuần thứ 4 tháng 7 (trước kia là ngày 20 tháng 7) : Lễ biển
* Tháng 8 không có ngày lễ quốc gia
10. Ngày thứ hai của tuần thứ 4 tháng 9 : Lễ kính lão (trước sau ngày 20 tháng 9)
11. Ngày 22 tháng 9 : Lễ ngày nghỉ quốc dân (ngày này không cố định, nằm giữa ngày lễ kính lão và ngày lễ thu phân để dân chúng được nghỉ liên tục)
12. Ngày 23 tháng 9 : Lễ thu phân (bắt đầu mùa thu)
13. Ngày thứ hai của tuần thứ 3 tháng 10 : Lễ ngày thể dục
14. Ngày 3 tháng 11 : Lễ ngày văn hóa
15. Ngày 23 tháng 11 : Lễ tạ ơn lao động (tương đương với ngày lao động quốc tế, Nhật Bản không nghỉ ngày lao động quốc tế)
16. Ngày 23 tháng 12 : Lễ sinh nhật đương kim thiên hoàng (vua Nhật). Nhật Bản không nghỉ lễ giáng sinh để không thiên vị trong tôn giáo
Chú thích :
*1. Những ngày nghỉ liên tục trong thượng tuần tháng 5 gọi là tuần lễ vàng, những ngày nghỉ liên tục trong hạ tuần tháng 9 gọi là tuần lễ bạc.
*2. Trừ những ngày cố định như sinh nhật vua, ngày lỹ niệm hiến pháp v.v…, trên cơ bản là đưa những ngày lễ quốc gia vào ngày thứ hai (hoặc ngày thứ sáu) để dân chúng có thể nghỉ liên tục.
*3. Những ngày lễ quốc gia rơi vào ngày chủ nhật thì tự động được chuyển sang ngày thứ hai ngay sau đó.
*4. Để phân tán thời gian nghỉ của dân chúng, Nhật Bản dự định tăng thêm ngày nghỉ mới trong tuần lễ bạc (tháng 9) nhưng chưa tìm ra được lý do để thuyết phục dân chúng.


Nguồn: FB Ryu Mizukoshi - Cựu học sinh Phan Bội Châu PT


Hôm nay, ngày 3 tháng 11 là ngày lễ văn hóa của Nhật Bản, tôi xin chia sẻ một vài nét văn hóa mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện được chứ không cần phải đợi đến cả quốc gia.
1. Toilet : tất cả mọi người đã đến Nhật đều cảm nhận được là toilet của Nhật Bản rất sạch đẹp. Trong nhà hàng, khách sạn, cơ quan chính quyền, công ty thì khỏi cần giải thích nhưng ngay cả các toilet công cộng trong công viên, trong nhà ga xe điện v.v… đều rất sạch. Do người Nhật ăn ở vệ sinh?, đúng vậy nhưng chỉ đúng một phần. Khi tôi sang Nhật vào giữa thập niên 1970 thì toilet công cộng cũng khá dơ bẫn. Trong toilet cũng có những dòng chữ “xin giữ vệ sinh chung” hoặc ngoài đường cũng có những bảng “cấm đái” (xin lỗi các cô gái) dù không nhiều như ở VN. Một thời gian sau thì những dòng chữ như “xin giữ vệ sinh chung” v.v… được thay đổi thành các dòng chữ “thành thật cảm ơn quý vị đã giữ sạch đẹp” hoặc “thành thật cảm ơn quý vị đã giữ sạch đẹp cho người sử dụng kế tiếp” xuất hiện, và từ đó trở về sau thì toilet công cộng của Nhật càng ngày càng sạch đẹp ra.
2. Thay đổi những từ ngữ dễ tổn thương :
Trước đây trong trường học, người Nhật vẫn sử dụng từ “Hội phụ huynh”, “Phụ huynh” như ở VN, nhưng trong khoảng 30 năm trở lại, người Nhật biết là các từ này sẽ làm tổn thương đến các em học sinh không có cha, không có mẹ và làm các em cảm thấy tủi thân. Từ đó trở về sau tại Nhật người ta sử dụng các từ “Hội người nuôi dưỡng” hoặc “Người nuôi dưỡng”.
Tương tự như trên, những từ như “mù”, “điếc”, “khùng”, “tàn tật”, “khuyết tật” v.v… không còn trong tiếng Nhật nữa. Thay vào đó những từ “người có trở ngại về thân thể”, “người không có tự do về thân thể” hoặc “người chậm phát triển về trí tuệ” được sử dụng một cách phổ biến.

Nguồn: Ryu Mizukoshi

No comments:

Post a Comment