Thursday, December 22, 2016

NHỮNG TẬP TỤC TRONG ÐÊM GIÁNG SINH

 Noel ở Phan Thiết    
      
 Mùa Giáng Sinh được người Ðức gọi là “Weihnachten”, có nghĩa là những đêm Thánh vô cùng. Riêng những danh từ “ Natale “ của Y’, “ Noel “ của Pháp, “ Natividad “ Tây Ban Nha hay “ Christmas của Anh, Mỹ, Canda.. đều có nghĩa là Sinh Nhật Chúa. Ðây là một lễ hội, được gắn liền với nhiều tục lệ cổ truyền, đã có từ ngàn năm trước nhưng tới nay vẫn được chấp nhận. Nhờ đó đã giúp cho lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa và thêm vui nhộn.
          Lễ này bắt đầu từ các lễ hội dân gian truyền thống hằng năm của các dân tộc Âu Châu. Năm 335 sau Tây lịch (STL) Hoàng Ðế La Mã là Constantin khởi xướng, lấy ngày 25-12 làm sinh nhật Chúa Jésus và đã trở thành ngày sinh nhật hằng năm của Ðấng Cứu Thế. Thật ra lý do chọn ngày 25-12 rất hợp lý, nhất là đối với các dân tộc sống bên hai bờ Ðịa Trung Hải như Ai Cập, Syrie, Hy Lap, La Mã.. vì đây cũng là ngày kỷ niệm Vị Thánh Bổn Mạng của Họ, tức là Vị Thần Mặt Trời Chiến Thắng Sol Invictus. Còn đối với các xứ Bắc Âu, sau khi đã trải qua một mùa đông giá băng lạnh cóng, suốt những ngày thu phân cho tới 25-12. Ðây là thời điểm sắp giao mùa, giữa đông sang xuân, ngày dài đêm ngắn mà ai cũng thích, nên họ mở hội ăn mừng. Ngay người Ba Tư tận Nam Á, cũng có phong tục mừng sinh nhật của Thần Ánh Sáng Mithras vào đúng vào ngày 25-12 hằng năm. Nhưng lý so chính, khiến cho Hoàng Ðế La Mã Constantin, cũng như nhân loại, đã hân hoan chọn ngày trên làm ngày sinh nhật Chúa, nguyên do vì năm đó có “ ngôi sao Bethlehem đầu tiên “ đã xuất hiện rực rỡ giữa bầu trời đông băng giá.
          Có một sự lạ lùng mà ít người để ý tới. Ðó là khi những cơn gió mùa đông bắt đầu thổi về lành lạnh, chỉ đủ làm ửng hồng những đôi má đẹp hay làm rạng rỡ thêm mấy chiếc áo len hương ấm. Cũng là lúc có một loài hoa , đang âm thầm chuyển mấy cánh lá noãn , từ xanh ra màu đỏ. Mọi người bảo đó là Hoa Giáng Sinh và ngoài kia Hoa cũng đang rực rỡ , báo hiệu một mùa giáng sinh sắp tới..

1 - Những Tập Tục Trong Ðêm Giáng Sinh :
          Trải qua 200 năm đầu của Tây Lịch, theo sử liệu cho biết các nhà thờ lúc đó đang kiểm soát gắt gao đạo Thiên Chúa, đã không tổ chức Lễ Giáng Sinh. Lý do là lúc đó, không có ai biết được một cách chính xác, ngày sinh của Chúa Jésus, ngay cả trong bốn “ Sách Tin Mừng “, cũng không hề nhắc tới. Do trên các Giáo hôi lúc đó, chỉ để ý tới Cuộc Tử Nạn và Mùa Phục Sinh của Chúa mà thôi.
          Từ sau năm 201, mới bắt đầu có tổ chức mừng sinh nhật Chúa Hài Ðồng. Tuy vậy giữa hai Gíao Hội Ky Tô tại La Mã và Ðông Phương, cũng không thống nhất. Nói chung, các nước lúc đó thường tổ chức Lễ Giáng Sinh vào các ngày 6-1, 25-3 và 25-12.. tùy theo tập quán lễ hội của quốc gia mình. Phải đợi tới giữa thế kỷ thứ 4, năm 335 sau Tây Lịch, cả hai Giáo Hội Thiên Chúa La Mã và Ðông Phương, mới nhất thống, cử hành Lễ Giáng sinh vào đêm 25-12 hằng năm, cho tới bây giờ.

- TỤC KÉO CỦI VÀ ĂN ÐẦU HEO :
          Trong đêm Giáng Sinh, người Bắc Âu sẽ cùng nhau kéo một khúc gỗ sồi , được mang từ rừng về, gây nên cảnh tượng rất vui nhộn khi mọi người gặp nhau đều ngả nón hay cười vui chào hỏi. Tại nhà, khúc củi được đốt lên bằng mồi lửa được giữ từ tro than năm ngoái. Khúc lửa này sẽ được chủ nhân giữ trọn năm, vì mọi người đều tin rằng lửa sẽ giữ được cho ngôi nhà của họ quanh năm được ấm cúng hạnh phúc, tránh được tật bệnh thiên tai từ bên ngoài đem tới.
           Cũng ở Bắc Âu ngày xưa, người ta tin rằng Vị Thần Ðiều Khiển Ngũ Cốc cư ngụ ở trong đầu heo, nên cứ đến ngày lễ Giáng Sinh, lại có tục giết heo làm thịt ăn, với hy vọng mùa màng thêm trúng. Ngày nay vùng này, trong đêm lễ, chiếc đầu heo thật được thay bằng những ổ bánh hình con heo.

- ÔNG GIÀ NOEL VÀ TỤC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH :
          Ðó là một người có thật, sau trở thành Thánh Nicholas sống vào thế kỷ thứ 4 sau TL. Ông tên thật là Santa, sinh tại Patara thuộc miền Lycya những sống tại Myra, nay thuộc Thổ Nhỉ Kỳ. Theo sử liệu , ông là người có tính tình vị tha nhân ái, thường lấy tài sản của mình, để phân phối cho người nghèo, trẻ em. Vào mùa lễ giáng sinh, ông thả những túi đựng tiền vàng , xuống ống khói lò sưởi hay ném qua cửa sổ, những bít tất dài trong đó dựng đầy quà, dành cho trẻ em nghèo. Năm 325 ông được phong chức giám mục tại Nicaca nhưng lúc qua đời thì chôn tại nhà thờ Myra và được phong thánh. Cũng từ đó, trong mùa lễ phục sinh, tòa Thánh La Mã đã phối họp mừng chung với thánh Nicholas. Năm 1087, người ta đánh cắp thi hài của ông, đem về chôn tại nhà thờ Bari của nước Ý. Sự kiện trên càng làm tăng thêm mức khả tín của người Âu Châu đối với nhân vật huyền thoại Santa. Do đó ông trở thành vị Thánh bổn mạng của Hy Lạp và Nga. Nhiều thành phố lớn như Fribourg (Thụy Sĩ), Mạc Tư Khoa (Nga).. đều tôn vinh Santa như vị cha già. Uy tín to lớn của ông đến nổi, ngay từ tời Hoàng Ðế La Mã Jutinta 1, trị vì thế kỷ thứ VI, cũng đã cho xây nhà thờ tại Constantinople. Từ đó về sau, khắp thế giới, đã có hằng ngàn nhà thờ lớn nhỏ, mang tên ông .
          Nhưng từ khi đạo Tin Lành ra đời tại Âu Châu, thnh Nicholas bị xem là người của đạo Thiên Chúa, nên không còn được tôn trọng, trừ Hòa Lan. Từ đó, lại có các ông già Noel khác ra đời như Weihnachtsmann (Ðức), Pere Noel (Pháp), Father Christmas (Anh), Santa Claust hay Saint Nick (Hoa Kỳ).. Tuy nhiên dù được mang một tên gì chằng nửa, thì củng chỉ một hình thức biến dạng từ chữ gốc Saint Nicholas mà thành. Tại New York, những người Mỹ gốc Hòa Lan, được coi là dân tộc đầu tiên mang ông già Noel từ Âu Châu vào Bắc Mỹ. Họ gọi thánh Nicholas là San Nicholaas, sau đó là Sant Klaus và cuối cùng trở thành Santa Claus tời ngày nay.
          Ngoài đời ông xuất hiện như một người bình thường. Ðó là ông già béo tốt, râu tóc bạc phơ nhưng đôi má lại đỏ au, luôn mặc bộ quần áo đỏ, tượng trưng cho hạng người vui vẽ, độ lượng và chân thành. Vì xuất phát từ miền bắc cực, đúng vào mùa đông, nên thường ngự trên một chiêc xe tuyết do bốn hay sáu con hươu kéo đưa ông dạo chơi khắp nơi. Ðặc biệt trên vai ông lúc nào cũng vác một chiếc bị lớn đựng quà bánh và đồ chơi cho các trẻ em.
          Cũng liên quan tới ông già Noel, có tục tặng quà trong mùa lễ giáng sinh. Ðây cũng là một tập quán lâu đời của người La Mã cổ, với thói quen hay tặng quà cho nhau, trong các dịp lễ hội hay Tết Dương Lịch. Ngoài ra theo truyền thuyết ghi trong kinh thánh, sau khi Chúa sinh ra đời được 12 ngày, thì ba Vua mới mang lễ vật tới chúc mừng. Vì vậy ngày nay, tại các nước Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước theo Ky Tô giáo, trẻ em nhận được quà sau khi giáng sinh , đã qua 12 ngày.
           Tại Hoa Kỳ, năm 1822 thi sĩ Clement Moore đã viết bài thơ “ Ðêm Trước Giáng Sinh “ đưa thêm uy tín của Thánh Nicholas lên đỉnh yêu thương của mọi người, còn họa sĩ nổi tiếng Nast, qua các bức hí họa, làm cho hình ảnh của ông già Noel, càng đi sâu vào tâm hồn của người trần thế.

- BÍ ẨN VỀ NGÔI SAO BETHLEHEM :
           Theo thánh kinh, Bethlehem là ngôi sao lớn và sáng nhất giữa bầu trời, trong đêm Chúa sinh ra đời. Vì vậy qua các tranh ảnh vẽ hình Chùa Jésus, bao giờ cũng có một ngôi sao chiếu sáng rực rỡ . Chính nó đã dẫn đường Ba Vua tìm tới được hang lừa, nơi Chúa ra đời trong một đêm đông lạnh lẽo.
          Ðể tìm hiểu vị trí của ngôi sao Bethlehem, các nhà thiên văn học trên thế giới đã dày công nghiên cứu, hiện tượng Supermova, tức ngôi sao mới sớm nở tối tàn. Ðối với bậc thông thái như Ba Vu, thì họ chẳng cần tới ngôi sao Bethlehem dẫn đường mới tới được Jérusalem, vì họ là những nhà tiên tri biết được chuyện vị lai quá khứ.
          Tháng 5 năm thứ 5 trước TL, thiên văn học Trung Hoa lúc ấy đã ghi nhận được , sự xuất hiện của một ngôi sao chổi đặc biệt , đang quét trên bầu trời Nam Dương, trong suốt 70 ngày. Ðây cũng có thể là thời gian Ba Vua đang trên đường tới hang đá ở Bethlehem ? Tất cả đều là sự bí ẩn, vì không ai biết được chính xác ngày sinh của Chúa Jésus. Nhưng năm 1604, nhà toán học Johannes Keeper, đã tính được vị trí của các hành tinh thời Chúa ra đời. Ngoài ra đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo xưa, thì sao Vệ Nữ còn được gọi là Sao Hôm, mọc trước bình minh, được coi như là một biểu tượng của đấng cứu thế. Có lẽ ngôi sao Bethlehem, chẳng qua chỉ là sự hội ngộ của hai ngôí sao sáng nhất trong Thái dương hệ. Ðây là một giả thuyết hợp lý nhất, chứng minh sự hiện hữu của ngôi sao Bethlehem, chỉ có trong huyền thoại.
          Nhưng dù có hay không, ngôi sao Bethlehem cũng vẫn là hình ảnh đặc biệt, trong dịp lễ giáng sinh. Ðã có nhiều cuộc thi trên thế giới, qua đề tài tìm hiểu về nguồn gốc của ngôi sao trên.Tại Palmerlake ở Tiểu bang Colorado vào năm 1934, đã dựng một ngôi sao Hòa Bình, trên một khu vực rộng tới 500 bộ, trên sườn núi Sandance Deak. Tại thành phố Bethlehem thuộc Tiểu bang Pennsylvania, cũng có dựng một ngôi sao lớn, trên công viên Zinzendorf, từ ngày 4/12 tới 2/1 năm tới, mới bị dẹp.

- BÀI THÁNH CA BẤT HỦ :
           Tiếng Anh gọi các bài hát giáng sinh là Carol, tiếng Pháp là Noels, còn Ý là Pastorelles, người Ðức thì gọi Kristlieder.. Nhưng dù có gọi bằng thứ ngôn ngữ gì chăng nửa, thì nguồn gốc vẫn từ các nhà thờ xưa, nơi thường diễn các vở kịch để nhớ về ngày sinh và cuộc đời Chúa Jésus, có kèm theo những bài hát vui tươi. Ngày nay có rất nhiều Thánh Ca nổi tiếng như The First Nowell, God Red Ye Merry, Gentlemant.. và trong số này, bài “ Silent Night , Holy Night “ muôn đời vẫn được thế giới xưng tụng là bài thánh ca bất hủ.
          Tại Âu Châu ngày nay, đêm giáng sinh ngồi quanh ánh lửa bập bùng chờ lễ. Các cụ thường kể cho con cháu nghe xuất xứ của bài thánh ca nổi tiếng. Trong lúc đó, khắp mọi nơi trên thế giới, từ các miền băng giá tuyết phủ, cho tới những khu rừng nhiệt đới âm u. Từ các đô thành phố thị muôn sắc muôn màu, cho tới hải đảo cô thôn tịch mịch . Ðâu đâu nhân loại qua ngàn vạn ngôn ngữ khác nhau, cũng đều cất cao giọng hát , bài thánh ca bất hủ “ Tille Nacht, Heilige Nacth, Silent Night, Holi Night, Douce Nuit, Sainte Nuit.. hay Ðêm đông lạnh lẽo Chúa ra đời. Lời ca thánh thoát, lôi cuốn kỳ diệu, cuồn cuộn ra muôn vạn ý thơ, không khác gì hoa tuyết đang là bay lã chả, trên những mái nhà củ kỷ, của vùng quê miền Savoice nước Áo, vào mỗi độ giáng sinh về.
           Năm 1818 tại ngôi làng nhỏ Oberndorf, thuộc Tyrol (Áo). Ở đây, quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Tại ngôi nhà thờ nhỏ trong làng, đêm giáng sinh năm đó, vì cây đàn duy nhất của nhà thờ bi hư, nên cha Joseph Mohr đã viết bài ca thay thế, bằng sáu câu thơ giản dị. Bài hát được Franz Gruber, một thầy giáo già cùng làng phổ nhạc. Sau đó bài hát được phổ biến quanh vùng, rồi lan khắp nước Áo cùng các xứ lân cận. Tuy nhiên chẳng có ai truy nguyên xuất xứ, vì họ nghĩ rằng, đây chỉ là một bài dân ca xưa.
          Mãi tới năm 1830, bài hát tình cờ lọt vào mắt Vua Nước Saxe. Ngài cũng là một nhạc sĩ tài danh thuở đó, nên sau khi nghe được bản nhạc, đã quyết định lập một Ủy Ban Ðặc Biệt, đi khắp nơi để truy tìm xuất xứ . Vì vậy mới tìm được tác giả trong ngôi làng nhỏ nghèo là Oberndorf.
         
- MÁNG CỎ VÀ HANG ÐÁ :
           Qua bao nhiêu thế kỷ ,mỗi năm cứ vào mùa giáng sinh, các tín đồ đạo Thiên Chúa đều dựng lại khung cảnh Chúa ra đời., trong máng cỏ. Nhưng tuy cùng một tín ngưỡng, người Nhật dựng máng cỏ qua một đám rước, do các Samourai thực hiện, gần giống như người Esquimo ở miền bắc Canada, tạc tượng Chúa Hài Ðồng bằng băng, rồi đặt nằm trên một chiếc xe trượt tuyết. Riêng Giáo Hội Ðông Phương vì ảnh hưởng nghệ thuật Byzantin, nên đặt Chúa nằm trong một hang đá chứ không trong chuồng bò tại Palestine. Ngoài ra tượng Mẹ Maria thì đặt nằm trên một cái nệm, qua trạng thái mệt mỏi yếu duối của một sản phụ, vừa mới sinh xong.
          Theo truyền thuết, Thánh Francois là người đầu tiên, đã sang tạo ra Máng cỏ vào năm 1223 tại làng Greccio vào đêm giáng sinh. Nhưng phải đợi tới thời Vua Charles III của thành Naples, Máng cỏ mới đạt tới thời hoàng kim suốt thế kỷ XVIII. Vì được triều đình chú trong và nâng đỡ, việc làm Máng cỏ trong mùa giang sinh, không những được phổ biến trong cung nội, dinh thự văn võ bá quan, mà còn bành trướng ra ngoài xã hội, từ giới sang giàu trí thực, xuống tận người nghèo bình dân, trở thành một mốt thời thượng cho hạng lắm của nhiều tiền.
          Phong trào dựng Máng cỏ trong đêm giáng sinh, từ đó lan tràn khắp các nước Âu Châu, khién cho dân thành Naples phải kéo nhau đi làm công, khắp các thành phố lơn như Aix En, Provence (Ý), Olot (Tây Ban Nha), Oberammergau (Ðức).. Hằng năm, tại khu vực Canabière, trong thành phố Marseille của Pháp, đều có tổ chức “ Hội Chợ Máng cỏ “, từ tháng chạp tới giàng sinh. Hiện nay trong Viện Bảo Tàng Naples và trên Ðảo Sicile (Ý), Munich (Ðức), còn lưu trữ nhiều bộ sưu tập “ Máng cỏ “ được hình thành qua nhiều thời đại tuyệt đẹp. Thang 12/1996 tại phi trường Orly, danh họa Salvador người Tây Ban Nha, đã triển lãm một máng cỏ giống như tai người khổng lồ, trong đó chứa toàn bộ những nhân vật huyền thoại của già đình Chúa Jésus. Tóm lại dù củ hay mới, hình ảnh máng cỏ cũng gợi cho chúng ta, sự trong sáng của tâm hồn giữa cảnh nhiễu nhương và man trá.
          Năm 1975 có một nhóm thợ lặn ở làng Laveno thuộc miền Bắc Ý, đã đặt một tượng Chúa dưới đáy hồ Majeux, sâu 23m, trong vùng Lombardie, sát biên giới Ý-Thụy Sĩ. Từ đó mỗi năm tới đêm giang sinh, các thợ lặn lại đem thêm tượng Chúa xuống đặt dưới đáy hồ.Năm 1978 cũng nhóm thợ lặn trên, đã đặt dưới đáy hồ sâu 3m gần bờ, một máng cỏ trong đó có ba tượng Joseph, Maria và Chúa Jésus. Tính tới nay, số tượng Chúa dưới đáy ho Majeux đã có 42 tượng và nhiều máng cỏ. Những tượng này được tạc bằng đá trắng Vicence ở Bắc Ý, nặng trên 15 tấn. Lễ hội hằng năm tại dây vào đêm 24 -12, thu hút hằng trăm ngàn du khách và tín đồ. Trong lúc trên bờ tiếng chuông nhà thờ đổ dồn dập, thì dưới làn nước sâu lạnh lẻo, máng cỏ Noel ân hiện chập chờn , lung linh huyền ảo theo từng cơn gió thoảng.

2 - Những Bức Tranh Vô Giá Về Mẹ Maria Và Chúa Jesus :
          Ngoài người Ai Cập, La Mã và Trung Hoa, dân tộc Hy Lạp cũng mang tính nghệ sĩ độc đáo qua mọi thời đại và đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật ngay từ thế kỷ thứ 5 trước TL. Nhưnng từ khi Ky Tô giáo từ vùng cận đông du nhập vào Âu Châu, đã làm có nhiều thay đổi quan trọng trong nghệ thuật, suót thời trung cổ, kéo dài từ thế kỷ thứ V ố XV sau TL. Ðây cũng là giai đoạn các nhà nghệ sĩ đã chuyển từ chủ nghĩa Duy Nhiên sang vẽ Bích và Minh Họa các vị Thánh, đạt tới mức hoàn mỹ.
          Tuy nhiên vì các đề tài đều do đơn đặt hàng của Tòa Thánh hay nhà thờ, cho nên hầu hết đều mang tính ước lệ , kiểu mẫu từ hình thức cho tới nội dung.
           Sau thời trung cổ, nhờ các họa sư người Ý như Giotto, Leonard de Vinci, Raphael Santi.. đã có công lớn trong việc làm sống đọng nghệ thuật Ky Tô giáo, từ thời phục hưng cho tới ngày nay, qua các họa phẩm về Mẹ Maria, Chúa Jésus,bằng cách mượn ngay hình ảnh của người bình thường, để làm mẫu vẽ. Với Leonard de Vinci, ông đã thành công tuyệt mỹ , qua bức tranh “ Ðức Mẹ Thành Benoir “ , khi mượn hình ảnh hiền dịu khả ái của một thiếu phụ trẻ, đang mỉm cười nhìn cánh hoa đang hé nở trong tay đứa bé. Toàn bộ bức tranh thật linh hoạt sống đọng, qua hình ảnh người thiếu phụ tượng trưng cho mẹ Maria. Nhưng ý nghĩa nhất vẫn là đôi mắt của Chúa Hài Ðồng, lúc chăm chú nhìn vào cánh hoa, đồng thời đưa một ngón tay khẻ chạm vào nó, như sợ vuôt mắt niềm tin quý báu. Bức tranh này về sau được gọi “ Tranh Ðức Mẹ Với Cành Hoa “, khác biệt với những tranh mẫu trước thời phục hưng. Ngoài ra Vinci còn sáng tạo nhiều tuyệt tác phẩm khác như “ Ðức Mẹ Lita, Ðức Mẹ và Thánh Ana “ , tới nay cũng vẫn còn là đỉnh cao của nghệ thuật.
          Ðồng thời với Vinci, còn có họa sư Raphael Santi, cũng là người Ý và cũng sáng tạo chung một đề tài về Ðức Mẹ và Chúa Jésus. Tuy nhiên phong thái của hai người hoàn toàn khac biệt, do tính chất nghệ sĩ cá nhân của mỗi người. Trong lúc Vinci sống nơi phố phường đô hội, trái lại Raphael thì sinh và trưởng thành tại Urbino, một miền quê thơ mộng và xinh đẹp của miền Bắc Ý. Vì vậy sau này dù ở tại các thành phố lớn như Florence hay Rome, ông vẫn lấy khung cảnh đồng quê để hoàn thành các tuyệt tác phẩm như Ðức Mẹ Cadatempi, Ðức Mẹ với Hài Nhi. Cậu Bé Jean Baptist và Người Mẹ Elizabeth. . Bức họa nào cũng tuyệt đẹp và thơ mộng, qua cảnh vườn cây bãi cỏ xanh mượt, chen lẫn giữa muôn hoa. Nhưng nổi bật hơn hết, vẫn là hình ảnh của tháp chuông nhà thờ cao vòi vọi, đứng im lìm soi bóng trên mặt hồ phẳng lặng. Năm 37 tuổi sắp qua đời, ông lại hoàn thành một tác phẩm vĩ đại lưu danh thiên cổ, đó là “ Ðức Mẹ Ở Sixtine “ . Ðây là một nghệ thuật độc đáo, đã dung hòa được tinh thần nhân văn, thời phục hưng và truyền thống cổ.

3 - Hoa Và Cây Giáng Sinh :
- HOA GIÁNG SINH :
           Tại VN người ta gọi nó là hoa Trạng Nguyên, theo truyền thuyết từ một câu chuyện cổ tích diễm tình. Ngày xưa có một sĩ tử trên đường vào kinh đô ứng thí, đã nhìn thấy một giống cây lá xanh, mọc tha thướt bên vệ đường. Khoa đó ông đỗ trạng nguyên và trên đường về vinh quy bái tổ, bất chợt gặp lại cây lá xanh bên đường hôm nào. Nhưng hôm đó nó đã biến đổi một cách kỳ diệu, vì những cánh lá xanh nõn nường trên ngọn, nay trở thành màu đỏ thắm, như đang đồng điệu với thế nhân, chúc người thi đổ. Cảm khái, ông đã không ngần ngại ban cho giống hoa tình nghĩa trên một mỹ danh “ Hoa Trạng Nguyên “ và được lưu giữ tới ngày nay.
          Ðây chính là giống cây mà hằng năm trên thế giới, người ta dùng trang trí trong ngày sinh nhật và họ gọi là Hoa Giáng sinh (Christmas Flower). Ðây là một loại hoa rất đặc biệt, vì hoa cũng là lá và lá cũng là hoa với một cụm lá màu đỏ ở trên đỉnh, được bao quanh bởi đám lá xanh. Ở Ðông phương, giống hoa này cũng rất được yêu thích và được gọi bằng những cái tên khả ái như “ Nhất Phẩm Hồng “ (Trung Hoa) hay “ Tinh Tinh Mộc “ (Nhật Bản ). Nhưng dù mọc ở đâu hay được gọi bằng một cái tên nào chăng nửa, nó vẫn là biểu tượng của sự cao quý, dịu dàng và mộc mạc, rất phù hợp với tâm lý của người đàn bà VN. Có lẽ vậy, nên ở miền quê, hoa này thường được trồng trước ngõ hay trên rào giậu như dâm bụt, với ngụ ý chào mừng khách quý. Là giống cây thân mềm,lá xanh ẻo lã rất giống các thiên kim tiểu thư và chỉ chuyển đổi màu lá từ xanh sang đỏ, trong thời gian nhất định, giữa tuần lễ từ Giáng Sinh tới Tết Nguyên Ðán mà thôi. Ngoài ra, thời tiết càng lạnh lẻo, thì hoa càng có màu sắc rực rỡ.
          Theo truyền thuyết của phương tây, thì hoa này có liên quan với Chúa Jésus,bởi chúng được tạo thành từ những giọt máu cuối cùng của Ngài, khi bị đóng đinh trên cây thập giá. Chính màu máu tươi đã nhuộm màu lá xanh thành đỏ thắm và chính giữa có những nhụy vàng. Cũng do tính chất thần thánh trên, mà hầu hết các thiệp chúc và bánh giáng sinh, gần như đều có in hình cánh hoa truyền thống này.

-  CÂY GIÁNG SINH :
          Trước khi đạo Thiên Chúa vào Âu Châu, thì trong các cuộc lễ hội tại Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, người ta dùng hoa để trang hoàng. Nguyên do vì quan niêm của nhà thờ lúc đó, cho rằng thông có liên hệ tới nhiều tôn giáo khác . Còn Thụy Ðiển thì bảo cây thông là biểu tượng của chết chóc và tang tóc. Ngoài ra cũng được coi là cây giáng sinh, còn có cây ô rô cũng thường được dùng để trang trí trong mùa lễ. Sở dĩ nó được chọn như thông, vì những chiếc lá gai gốc của ô rô, rất giống chiếc vòng gai của Ðấng Cứu Thế, còn những quả màu đỏ mọng, lại được coi như những giọt máu tươi chũa Chúa khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá.
          Bắt nguồn từ cây Sapin ở Bắc Âu, cây thông đã được người Thủy Ðiển mang vào nước Ðức trong cuôc chiến 30 năm (Gueere de Trente Ans). Theo sử liệu của Ðức, thì cây thông chính thức được nhắc tới năm 1605. Tuy nhiên thực tế trước đó, người Ðúc vùng Elsass và Hắc Lâm, theo đạo Thiên Chúa Cải Cách của Mục Sư Martin Luther (1483-1546), đã dùng cây thông để trang trí trong ngày lễ giáng sinh. Chính Luther là người đầu tiên đặt những ngọn nến lên cây giáng sinh và gọi đó là những biểu tượng của các vì sao trong đêm sinh nhật. Ngoài ra cây thông còn là biểu tượng của dân Ðức chống lại Nã Phá Luân.
          Ðến thế kỷ thứ XIX, thông theo đoàn quân viễn chinh của Phổ, vượt biển Manche vào quần đảo Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan. Thông sau đó lại được công chúa nước Anh là Mercklembourg, khi thành hôn với công tước Orléans, đã mang thông vào nước Pháp. Cũng từ đó, thông chính thức được thay thế các loại hoa, để trang trí vào dịp lễ giáng sinh. Cũng theo sử liệu, thì việc trang trí bánh kẹo trên cây giáng sinh tại nước Anh, bắt đầu từ thời Nữ Hoàng Victoria. Năm 1880, hãng Wooworld của Mỹ, lần đầu tiên khởi xướng đầu tiên việc bán các đồ vật treo trên cây giang sinh. Năm 1882 bóng điện được thay nến để trang trí. Tai Mỹ, Calvin Loolidge là vị tổng thống đầu tiên, thắp sáng cây thông trồng phía ngoài Tòa Bạch Ốc vào năm 1923.
          Thông hiện nay là một biểu tượng của mùa giáng sinh, được trưng bày hầu hết mọi nơi, từ công sở, chốn công cộng, các cửa hiệu cho tới trong gia đình. Tại Hoa Kỳ vào dịp lễ giáng sinh,, dân chúng tiêu thụ khoảng 20 triệu cành hay nguyên cây thông. Với chiều cao 67,4m cây thông được coi là cao nhất thế giới, được dựng tại Northgate Shopping Center, thành phố Seatle, Tiểu bang Washington. Ðài Loan và Nam Triều Tiên, hiện là hai quốc gia Á Châu sản xuất nhiều thông giả nhất thế giới, trong khi các Tiểu bang North Carolina, California, Pennsylvania, Wiscosine, Michigan, Oregan.. trồng nhiều thông nhất Liên Bang, để cung cấp cho dân Mỹ trong mùa lễ giáng sinh.
          Thế là giáng sinh sắp đến, ngày mai ta lại trở về quê hương mở hội mừng Chúa ra đời. Ôi giấc mơ chiêm bao mộng mị bao mùa, chưa chi đã làm cho cõi hồn người viễn khách bồi hồi trong ngấn lệ, khi chợt nghĩ tới những trang lưu bút ngày xanh, thơ ngây ngọt ngào, nay chỉ còn lại trong men nồng đắng lệ.
          Tỉnh nhỏ ngày xưa những trận mưa bay cuối thu, làm cho Phan Thiết đêm mù như cõi mộng. Bài thánh ca “ Ðêm Ðông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Ðời “, thường được em hay hát nho nhỏ, khi hai đứa đứng núp đưới mái hiên mưa, lặng đếm những cánh hoa sao quay tít ở trên đầu, để rồi thở dài trước một mùa đông đã đến.
           Tất cả bây giờ chỉ còn trong kỷ niệm, của những ngày thân ái bên nhau trong giáo đường. Tôi, một kẻ ngoại đạo nhưng yêu em, nên cũng hát thánh ca và thường quỳ giữa hai hàng nến trắng. Buổi đó, cuộc đời thật thơm ngát , theo những cánh hoa huệ trắng nở rộ ngọt ngào, trong lòng mọi người. Nhưng dòng đời ai biết được, là trong tiếng nhạc Organ cao vút, không phải chỉ có lời thánh thiện lướt bay như sóng cuộn, mà còn có tiếng pha lê rơi vỡ nát của một cuộc tình. Rồi những mùa Giáng Sinh bất chợt, kẻ viễn khách lại tìm tới các Giáo Ðường xa lạ, lắng nghe tiếng chuông đổ xào xạc trên lầu cao, để tưởng như mình đang hứng những giọt nước mắt ngày xưa, của tôi của em, như hai hàng bạch lạp chảy, trong đêm thánh vô cùng.
          Tàn mùa chinh chiến, người lính trận lỡ bước xa nhà, lang thang khắp thôn làng thị trấn nào đó, vào đêm Giáng Sinh mừng Chúa ra đời. Lúc đó chỉ còn có mình ta, bước lẽ loi trong giáo đường xa lạ, nhìn người để thương nhớ cho số phận buồn hiu của cuộc đời, mà phần lớn tuổi trẻ đã đi trên giàn lửa và sống kiếp lang thang mây chiều.
            Hạ Uy Di, mấy hôm nay trời bổng trở lạnh theo mùa đông tới. Sau lễ tạ ơn, cuốn lịch treo tường đã thấy mỏng dần, chỉ lật thêm mấy tờ là tới lễ Giang Sinh và Tết Dương Lịch. Các cửa hàng khắp thành phố đã bắt đầu trang hoàng đủ thứ,nào thông xanh, ông già Noel, đèn nến, hoa sao, cũng như mở nhạc giáng sinh,.làm cho hồn thêm xao xuyến,chạnh nhớ lại những mùa lễ hội tại quê nhà trước năm 1975. Ở đây, cảnh nhộn nhịp chỉ kéo dài tới chiều ngày 24-12 là chấm dứt. Tất cả hàng chợ đều đóng kín, mọi người ai cũng trở về nhà sum họp vơi gia đình, bè bạn, trong những căn nhà ấm cúng, giữa tiệc rượu vui vẽ, hạnh phúc .
          Giáng sinh đang đến gần, tiết trời cũng bớt se lạnh khi trận mưa đông cuối mùa sắp dứt. Nhìn người người nô nức chuẩn bị, khiến lòng hằng mơ ước, mùa yêu thương vĩnh cửu sẽ luôn tới với mọi người, để xin Chúa Hài Ðồng ban bình an thật sự cho nhân loại . Hàng khối quà tặng giữa những tấm thiệp chúc tụng bay như bươm bướm và các tiệc yến linh đình , biến tuần lễ cuối tháng 12 Dương lịch, thành mùa lễ nhộn nhịp và quan trọng nhất trong năm.

 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Mùa Giáng Sinh 2016
HỒ ÐINH

No comments:

Post a Comment