... Nhưng
rất tiếc anh đã “thất hứa”. Anh đã ra đi...
“Anh Bình ơi, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết vừa báo qua email cho anh
em mình biết, anh Hải Triều đã qua đời rồi. Buồn quá anh Bình ơi”. Đó là lời nói mà tôi nhận được qua cú điện
thoại từ ông Đoàn Trọng Hiếu, người có biệt danh là Biệt Động Quân Đoàn Trọng
Hiếu, cho tôi biết lúc tôi đang lái xe từ nơi làm việc về nhà vào tối hôm qua
Thứ Năm, ngày 6 tháng 12 năm 2018.
Tin tức về Nhà Văn Quân Đội Hải Triều, chủ bút báo Nguyệt San Việt
Nam tại Vancouver BC, Canada qua đời, khiến lòng tôi thật buồn. Tôi có khá
nhiều kỷ niệm với ông Hải Triều trong thời gian ông nhận lời cộng tác thường
xuyên với tôi trên chương trình hội luận chính trị “Chúng Ta và Thời Cuộc” do
tôi điều hợp hằng tuần trên làn sóng đài Tiếng Nước Tôi tại Atlanta, GA và Đài
Phát Thanh Việt Nam tại Oklahoma City, để chống cộng.
Về đến nhà, tôi mở email thì nhận được những dòng chữ tuy ngắn
nhưng có thể nói là “buồn thúi ruột” từ một số đàn anh mà tôi hân hạnh được làm
việc chung, qua các chương trình chống cộng trên làn sóng phát thanh và báo
chí.
– Tiến Sĩ Mai Thanh
Truyết thông báo: “Xin
thông báo, Hải Triểu ra đi rồi các bạn ơi. Buồn quá”
– BĐQ Đoàn Trọng Hiếu
than rằng: “Đường thì còn xa tận cuối chân trời mà anh em mình cứ lần
lượt nằm lại dọc đường.”
– Giáo Sư Ngô Quốc Sĩ
còn buồn hơn: “Các bạn ơi! Anh Hải Triều ra đi đột ngột quá. Chúng ta
mất dần những tiếng nói đấu tranh trong khi cộng sản còn thống trị đất nước!
Thật buồn và lo cho tương lai Việt Nam.”
Mới vài tuần trước, tôi có gọi thăm thì được người nhà ông cho
biết rằng ông mới vào bệnh viện trở lại, nhưng chắc không có gì đáng ngại.
Chúng tôi đã biết ông ngã bệnh từ lâu và tôi là người thường thay quý anh em
trong nhóm để liên lạc thăm hỏi và báo cáo tình trạng sức khỏe của ông
cho mọi người.
Sáng nay Thứ Sáu, 7 tháng 12 năm 2018 tôi thức
dậy sớm và viết mấy dòng như sau: “Buồn thật buồn. Nghe tin buồn và đọc mấy lời than của quý anh lại
càng buồn thêm. Mấy vị cao niên chống cộng quyết liệt thì lần lượt ra đi, còn
các bạn trẻ và những người mơ hồ về VC, thì lại không hiểu tại sao có những
người chống cộng… tới chiều như thế.
Thôi cứ để anh Hải Triều đi trước. Riêng anh em mình hãy cố nhớ
câu này để mà tiếp tục chống cộng: (God put me on this earth to accomplish a
certain number of things. Right now I am so far behind that I will never die. –
Bill Watterson). Xin
phép tạm thoát dịch: Thiên Chúa cho tôi xuống trần gian để hoàn thành
một số công việc nhất định. Nhưng cho đến nay, còn nhiều việc tôi vẫn làm chưa
xong, cho nên tôi sẽ không bao giờ chết.
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều tham gia “Mạng Lưới Dân Tộc – Dân Chủ –
Hành Động” ngay từ những ngày đầu vào tháng Giêng năm 2017. Nhóm chủ trương gồm
có: Tiến
sĩ Mai Thanh Truyết, Giáo sư Ngô Quốc Sĩ, Nhà văn Hải Triều, BĐQ Đoàn Trọng
Hiếu và tôi là Huỳnh Quốc Bình. Phía thành viên cộng tác thì có Nhà
văn ThụyVi, nhà biên khảo Long Điền Vương Văn Giàu…
Cũng vào thời điểm ấy, chúng tôi đã song song thực hiện chương trình phát thanh “Tiếng Dân Việt” www.tiengdanviet.net.
Tính đến ngày hôm nay, chúng tôi đã có tất cả 63 lần hội luận
chính trị để phát thanh về trong nước. Cuộc hội luận đầu tiên có tiêu đề: “Nước
Đã Tràn Bờ”. Quý độc giả, thính giả và thân hữu có thể nghe giọng nói của năm
anh em chúng tôi, trong đó có Nhà Văn Hải Triều, tại đây: https://tiengdanviet.net/2017/01/14/tieng-dan-viet-1-nuoc-da-tran-bo/
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều là cộng tác viên thường trực với cá
nhân tôi trên chương trình “Chúng ta và thời cuộc”. Có những vấn đề thời sự nào
cần phải nói gấp cho kịp thời gian tính, thì tôi chỉ cần gọi cho ông biết trước
vài mươi phút, ông không ngần ngại cùng với tôi lên làn sóng phát thanh ngay lập
tức. Có lần ông còn vui tính nói đùa: “Tưởng gì chứ đục thằng VC là có tôi chơi
liền…”
Ông đã cùng tôi thực hiện nhiều cuộc hội luận chính trị trên
chương trình “Chúng ta và thời cuộc”. Sau đây là một trong những chương trình
tiêu biểu mà ông và BĐQ Đoàn Trọng Hiếu đã cùng tôi có những nhận xét về về
cuộc đấu tranh chống cộng qua một đề tài: “Nhìn Về Cuộc Đấu Tranh Chống Cộng
Trong Nước”. Quý độc giả và thính giả có thể nghe giọng nói quyết liệt của ông
tại đây:
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều cũng từng bị chụp mũ là cộng sản, nên
ông đã tổ chức những buổi tập họp theo hình thức họp báo, để công khai thách
thức những kẻ chụp mũ ông là cộng sản có thể xuất hiện, để giáp mặt với ông;
nhưng rất tiếc họ không có mặt trong những lần như thế. Ông có tặng cho tôi
những DVD các hình ảnh đó.
Ngoài ra năm 2009 ông cũng đã xuất bản một quyển sách có tên là
“Chụp Mũ”. Ông tặng cho tôi quyển sách này để tôi có thể hiểu thêm về những
mánh khóe mà kẻ gian đã chụp mũ ông như thế nào. Sách dày 146 trang, với nhiều
dữ kiện và các bài tranh luận, bút chiến vô cùng phức tạp. Sách được mở đầu
bằng các dòng thơ với bút hiệu Lê Khắc Anh Hào:
Gươm thù phủ áo quốc gia
Bút nghiên cạn mực, gian tà bủa vây
Đời ta còn được bao ngày
Ngẩng lên thẹn mặt, cau mày núi sông
Ra đi trái đất nửa vòng
Mà thù xưa vẫn chất chồng đuổi theo.
Tháng Giêng 2017 chúng tôi cũng đã cùng ông thực hiện một chương
trình hội luận nói về tình trạng kẻ gian chụp mũ người chống cộng là “cộng
sản”. Quý độc giả và thính giả có thể nghe giọng nói danh thép của ông tại đây:
Trong thời gian quen biết với ông, ít khi tôi nghe ông nói về “cái
ta” của ông. Khi viết bài này, tôi phải thu thập từ nhiều nguồn cho một số dữ
kiện liên quan đến cuộc đời và các sinh hoạt của ông, hầu cho ai muốn tìm hiểu
thêm về ông có dịp tham khảo. Nếu phần này có điều chi sơ sót, xin mọi người
thông cảm và cho chúng tôi có cơ hội điều chỉnh.
Nhà Văn Hải Triều tên thật là Lê Khắc Hai, sinh quán tại Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận. Từng theo học Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Tốt nghiệp cử
nhân văn khoa, Ban Báo Chí. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 23. Trước
1975 ông viết dưới các bút hiệu như Hải Triều, Bắc Phong, Thi sĩ Lê Khắc Anh
Hào. Ông là Biên Tập Viên báo Sóng Thần. Sau 1975, bị tù cải tạo 5 năm
tại các trại Kà Tốt, Sông Mao, Tham Văn, Bình Tu. Năm 1980 vượt biển tìm tự do.
Ông ở trại tỵ nạn Pulau Bidong 8 tháng và định cư tại Canada tháng Mười cùng
năm. Ông là Chủ Biên báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam tại Canada. Ông có nhiều
văn, thơ tranh đấu đã xuất bản. Ông thường xuyên phát biểu trên các diễn đàn
Paltalk với các tên lamsơn, bắctiến, bắcphong.
Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào đã xuất bản: Đường Tổ Quốc
1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 – Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn
1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LKAH, Ý Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong
2004- Đêm đợi bình minh 2012 và Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh
phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Hòa/thời binh lửa.
Văn xuôi đã xuất bản: Vết hằn để lại nghìn sau 1997 (biên khảo)
-Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những trận đánh không tên 2003 – Vũng
lầy văn báo hải ngoại 2004.
– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn), dày 248 trang, gồm 37 bài
viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua
bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.
Lần sau chót tôi trao đổi với ông qua email và điện thoại vào
tháng 5 năm 2018. Ông cũng gởi cho anh em chúng tôi bài Thơ sau chót mà ông
sáng tác. “Nước mắt Thủ Thiêm!”
Từ Thủ Thiêm tới Nam Quan
Nam Quan đã mất, lệ tràn Thủ Thiêm
Mưa hay lệ đổ bên thềm
Cửa nhà tan nát không kềm
lệ sa!
Đời dân không cửa không
nhà
Đời đảng ngôi báu gọi là
quang vinh
Giải phóng hóa ra cực hình
Bóng ma cách mạng thất kinh
cõi người!
Thành Hồ liệm tắt tiếng
cười
Thủ Thiêm tan tác đất trời
hận căm
Đảng hồ ngự trị trăm năm
Ba miền Nam Bắc âm thầm
ngục đen!
Dù từ bệnh viện mới về nhưng ông cũng quyết liệt nói với tôi là
anh em hãy cố gắng chờ ông thêm vài tháng, ông hứa sẽ trở lại để cùng chúng tôi
chiến đấu “chống cộng tới chiều”. Ông còn nói thêm: “Tôi danh dự là tôi sẽ cùng
với anh Bình và các anh em mình chiến đấu chống cộng đến hơi thở cuối cùng…”
Nhưng rất tiếc anh đã “thất hứa”. Anh đã ra đi.
Tôi viết bài này để tưởng nhớ, để bày tỏ lòng kính trọng một nhà
văn nhà thơ, chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người không còn được cầm
súng chiến đấu nhưng tiếp tục cầm viết để đánh cộng.
Em xin vĩnh biệt anh Hải Triều, ông anh khả kính, một chiến hữu,
một người bạn vong niên thật chí tình. Cầu xin Ơn Trên cho linh hồn anh được
vào chốn Vĩnh Hằng và an ủi những người thân yêu của anh đang đau buồn, thương
tiếc trước sự ra đi của anh. Vĩnh biệt anh!
Huỳnh Quốc Bình
(503) 949-8752
Viết xong tại Salem, Oregon, USA vào lúc 11:30 giờ khuya Thứ Sáu,
ngày 7 tháng 12 năm 2018
“NHÀ VĂN LÊ KHẮC ANH HÀO (ANH HẢI TRIỀU)
bỏ chúng ta đi vĩnh viễn 3:55 chiều hôm nay rồi
( Dec. 06-2018 )😪😪😪
- Nguyễn Thị Hồng Hải Thành kính phân ưu cùng tang quyến trước mất mát đau đớn nầy. Anh Hải Triều, xin chia tay cùng anh với vô cùng thương tiếcNhật Tân.😭😭
Hoa Van Pham Thành
Thật chia buồn cùng gia đình anh Hải Triều, xin nguyện cầu anh sớm về
chốn Vĩnh Hằng THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng gia đình tang quyến. !!!
dong nguyen ngvd1941@yahoo.no
Dec 7 at 8:06 AM
Anh mất lúc 1 giờ sáng, tôi mới hỏi anh Lê Khắc Tám (
là em ruột hiện ở Na-Uy) xác nhận là đúng, hiện anh Tám đang bay sang
Canada dự đám tang.Nguyễn Đông Nauy
Được
tin Nhà văn Hải Triều - Lê Văn Hai, Cựu Học sinh PBC niên khoá
1956-1963, là Phu Quân Giáo Sư PBC Lê Thị Lương vừa từ trần ngày 06
tháng 12, 2018 tại Vancouver Canada, hưởng thọ 77 tuổi.
Thành
kính phân ưu đến gđ cô Lương, cựu GS Trung học PBC Phan thiết! Và cầu
nguyện anh linh của Nhà văn Hải Triều - Lê Văn Hai PBC 1956-1963 được an
nghỉ cõi Vĩnh Hằng!🙏🏻🙏🏻🌹🌹
(Di ảnh anh Hải Triều (áo đen)
chụp tại Nam California 7/2013)
Mõ PBC 69 Thông Báo -
Vô
cùng xúc đ̣ộng khi nghe tin anh Hải Triều vừa mới ra đi. Trước
sự mất mác hết sức lớn lao này, gia đình tôi xin thành thất
chia buồn cùng cô Lương và tang quyến. Nguyện cầu hương linh anh
Hải Triều sớm về cỏi Phật.
Thành kính phân ưu.
Đinh văn Nguyên và gia đình.
EL Cerrito, CABuổi Mạn Đàm Với Nhà Văn Quân Đội Hải Triều
Chiều
thứ Bảy 28 tháng 6 năm 2008, vào lúc 2 giờ chiều, buổi mạn đàm với nhà
văn Hải Triều và giới thiệu 2 tập sách “Máu và Nước Mắt Trên Lưng
Trường Sơn” và “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử” do Đoàn Thanh
Thiếu Niên Cư An Tư Nguy tổ chức, đã diễn ra tại Hội Trường Sinh Hoạt
Cao Niên, Inala, với sự tham dự của khoảng 100 người. Sau nghi thức
chào cờ Úc Việt và mặc niệm, giới thiệu quan khách, lời chào mừng của cô
Đỗ Mỹ Linh, Trưởng Đoàn Thanh Thiếu Niên Cư An Tư Nguy, là phần phát
biểu của BS Bùi Trọng Cường, Chủ tịch CD NVTD-Qld.
Kế đến BS Nguyễn văn Hoàng đã giới thiệu tác giả Hải Triều và tác phẩm, mà chúng tôi xin trích dẫn một đoạn như sau:
...Đúng như cái tên của quyển sách, Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử, tác phẩm đã ghi lại những trận đánh hào hùng mà quân sử không ghi lại, từ “Trận Chiến Đấu Bi Hùng Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Năm 1975”, đến những công tác thầm lặng của Sở Bắc, những biệt kích anh hùng vô danh được hoạt động ở Bắc Việt, một đi không trở lại. Nhưng bên cạnh đó không phải là không có những trận lừng danh như Ấp Bắc, Kontum, hay đặc biệt, một trận đánh mà có lẽ ai trong chúng ta đây cũng biết, đó là trận Charlie.
Đồi Charlie ở vùng biên giới Campuchia, gần ngã ba biên giới Lào, Cam Bốt và VN, nơi tiểu đoàn Dù đồn trú và được lệnh tử thủ. Trong suốt một tuần lễ, ban ngày ngọn đồi lãnh hàng ngàn quả pháo kích của VC từ bên kia biên giới Cam Bốt, buổi tối thì địch tấn công. Số tử vong và thương tích lên rất cao và cuối cùng, Trung Tá chỉ huy Nguyễn Đình Bảo đã vị quốc vong thân. Phe ta rút quân, tìm một bãi đáp cho trực thăng đến di tản. Trong số chiến sĩ của trận Charlie có Duffy, một cố vấn Mỹ. Tác giả hồi ký, Đoàn Phương Hải là một sĩ quan cao cấp của trận này. Trực thăng đến bốc, các binh sĩ bị thương được đưa về trước, phía dưới thì đạn VC bắn lên như mưa. Hết chuyến này đến chuyến khác, nhưng Duffy không lên trực thăng. Tác giả viết: “Toán còn lại cuối cùng là Mễ, Duffy, tôi và trung úy Long bị địch đuổi bắt tới cùng. Trong mấy chuyến trực thăng di tản vừa qua, phi công mỹ muốn bốc Duffy đầu tiên, nhưng Duffy nhìn tụi tôi và nói:
- Tôi không bỏ các anh, những chiến hữu đúng nghĩa nhất mà tôi chưa gặp trong cả đời chinh chiến. Tôi biết rõ nếu tôi đi đợt đầu thì chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các anh!
Ngay lúc đó, cặp Cobra, trực thăng võ trang mới vào vùng, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi đợt di tản cuối cùng. Trực thăng vừa đáp, tôi lên sau cùng. Máy bay vừa lên cao vài thước thì một đợt AK bắn lên tàu, tôi trúng đạn ở chân phải và rớt từ trực thăng xuống đất. Tôi hét lên và chỉ kịp nhìn đuôi trực thăng vút lên.
Trời xanh mây trắng ngang tầm mắt. Tôi đứng lên nhưng té xuống ngay vì đạn bắn trúng bàn chân và ống chân bên phải. Tôi tự nghĩ chắc sẽ chết vì vết thương ra hết máu, vì đói, vì khát, vì kiệt sức cho dù địch không bắt được tôi. Khẩu Colt và cây M16 còn vài băng đạn.....
Charlie rực lửa, tôi đã mất anh Năm và bao nhiêu chiến hữu còn nằm lại Charlie. Tôi ước tính từ đây về Tân Cảnh chỉ còn 5 cây số, nhưng là 5 cây số đồi cao vực thẳm, 5 cây số đường rừng và còn đang bị thương ở chân thì làm sao đi được. Có thể tôi sẽ gục chết ở một xó rừng hay khe suối nào đó, và bày kiến sẽ kéo nhau rúc vào thân thể, thịt xương sẽ rửa nát hình hài. Hình ảnh thân yêu vợ con, cha mẹ chập chờn trong trí óc. Thắng bé mới sinh chỉ gặp mặt đôi lần. Còn phép lạ nào sẽ đến với tôi"! Sau Bảy ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, sao giờ này tôi lại trúng đạn từ trực thăng rớt xuống. Chỉ chậm một giây nữa là tôi sẽ bay về vùng trời êm ấm...
Tiếng trực thăng ở trên đầu làm tôi vụt đứng lên bằng chân trái. Tôi giơ cao tay, miệng thét lớn và không thể tin, mồm tôi há to, mắt mở lớn nhìn chiếc trực thăng xà xuống bãi cỏ. Duffy giơ tay nắm chặt dây đạn và một tay kéo mạnh tôi lên. Máy bay vút lên với một loạt đạn bắn trúng thân tàu. Chiếc trực thăng nghiêng một bên rồi bay thẳng, máu phun có vòi từ anh xạ thủ đại liên người Mỹ làm ướt mặt tôi và Duffy. Mễ kéo tôi vào giữa thân tàu khi nửa người và hai chân còn đong đưa giữa không khí...
Cả hội trường im lặng theo dõi câu chuyện bi hùng trong tác phầm qua lối giới thiệu sống động của BS Nguyễn văn Hoàng.
Nhưng nổi bật là phần thuyết trình của nhà văn Hải Triều. Ông có một lối nói chuyện thật mạch lạc, chi tiết, và hết sức thu hút. Cử toạ đã say sưa theo dõi những câu chuyện về các trận đánh khốc liệt giữa Quân Lực VNCH và bộ đội cộng sản Bắc Việt do tác giả Hải Triều kể lại.
Sau phần nói về hai tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” và “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử”, nhà văn Hải Triều đã trả lời nhiều câu hỏi của cử toạ. Ông cũng trình bày những nhận định sắc bén của ông về tình hình Việt Nam, về cộng đồng người Việt hải ngoại và những công tác mà ông đang thực hiện.
Buổi nói chuyện của nhà văn Hải Triều với đồng hương tại Brisbane chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều, nghĩa là kéo dài hơn chương trình dự liệu 1 tiếng đồng hồ, do sự yêu cầu của cử toạ.
Việt Báo Online
Kế đến BS Nguyễn văn Hoàng đã giới thiệu tác giả Hải Triều và tác phẩm, mà chúng tôi xin trích dẫn một đoạn như sau:
...Đúng như cái tên của quyển sách, Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử, tác phẩm đã ghi lại những trận đánh hào hùng mà quân sử không ghi lại, từ “Trận Chiến Đấu Bi Hùng Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Năm 1975”, đến những công tác thầm lặng của Sở Bắc, những biệt kích anh hùng vô danh được hoạt động ở Bắc Việt, một đi không trở lại. Nhưng bên cạnh đó không phải là không có những trận lừng danh như Ấp Bắc, Kontum, hay đặc biệt, một trận đánh mà có lẽ ai trong chúng ta đây cũng biết, đó là trận Charlie.
Đồi Charlie ở vùng biên giới Campuchia, gần ngã ba biên giới Lào, Cam Bốt và VN, nơi tiểu đoàn Dù đồn trú và được lệnh tử thủ. Trong suốt một tuần lễ, ban ngày ngọn đồi lãnh hàng ngàn quả pháo kích của VC từ bên kia biên giới Cam Bốt, buổi tối thì địch tấn công. Số tử vong và thương tích lên rất cao và cuối cùng, Trung Tá chỉ huy Nguyễn Đình Bảo đã vị quốc vong thân. Phe ta rút quân, tìm một bãi đáp cho trực thăng đến di tản. Trong số chiến sĩ của trận Charlie có Duffy, một cố vấn Mỹ. Tác giả hồi ký, Đoàn Phương Hải là một sĩ quan cao cấp của trận này. Trực thăng đến bốc, các binh sĩ bị thương được đưa về trước, phía dưới thì đạn VC bắn lên như mưa. Hết chuyến này đến chuyến khác, nhưng Duffy không lên trực thăng. Tác giả viết: “Toán còn lại cuối cùng là Mễ, Duffy, tôi và trung úy Long bị địch đuổi bắt tới cùng. Trong mấy chuyến trực thăng di tản vừa qua, phi công mỹ muốn bốc Duffy đầu tiên, nhưng Duffy nhìn tụi tôi và nói:
- Tôi không bỏ các anh, những chiến hữu đúng nghĩa nhất mà tôi chưa gặp trong cả đời chinh chiến. Tôi biết rõ nếu tôi đi đợt đầu thì chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các anh!
Ngay lúc đó, cặp Cobra, trực thăng võ trang mới vào vùng, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi đợt di tản cuối cùng. Trực thăng vừa đáp, tôi lên sau cùng. Máy bay vừa lên cao vài thước thì một đợt AK bắn lên tàu, tôi trúng đạn ở chân phải và rớt từ trực thăng xuống đất. Tôi hét lên và chỉ kịp nhìn đuôi trực thăng vút lên.
Trời xanh mây trắng ngang tầm mắt. Tôi đứng lên nhưng té xuống ngay vì đạn bắn trúng bàn chân và ống chân bên phải. Tôi tự nghĩ chắc sẽ chết vì vết thương ra hết máu, vì đói, vì khát, vì kiệt sức cho dù địch không bắt được tôi. Khẩu Colt và cây M16 còn vài băng đạn.....
Charlie rực lửa, tôi đã mất anh Năm và bao nhiêu chiến hữu còn nằm lại Charlie. Tôi ước tính từ đây về Tân Cảnh chỉ còn 5 cây số, nhưng là 5 cây số đồi cao vực thẳm, 5 cây số đường rừng và còn đang bị thương ở chân thì làm sao đi được. Có thể tôi sẽ gục chết ở một xó rừng hay khe suối nào đó, và bày kiến sẽ kéo nhau rúc vào thân thể, thịt xương sẽ rửa nát hình hài. Hình ảnh thân yêu vợ con, cha mẹ chập chờn trong trí óc. Thắng bé mới sinh chỉ gặp mặt đôi lần. Còn phép lạ nào sẽ đến với tôi"! Sau Bảy ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, sao giờ này tôi lại trúng đạn từ trực thăng rớt xuống. Chỉ chậm một giây nữa là tôi sẽ bay về vùng trời êm ấm...
Tiếng trực thăng ở trên đầu làm tôi vụt đứng lên bằng chân trái. Tôi giơ cao tay, miệng thét lớn và không thể tin, mồm tôi há to, mắt mở lớn nhìn chiếc trực thăng xà xuống bãi cỏ. Duffy giơ tay nắm chặt dây đạn và một tay kéo mạnh tôi lên. Máy bay vút lên với một loạt đạn bắn trúng thân tàu. Chiếc trực thăng nghiêng một bên rồi bay thẳng, máu phun có vòi từ anh xạ thủ đại liên người Mỹ làm ướt mặt tôi và Duffy. Mễ kéo tôi vào giữa thân tàu khi nửa người và hai chân còn đong đưa giữa không khí...
Cả hội trường im lặng theo dõi câu chuyện bi hùng trong tác phầm qua lối giới thiệu sống động của BS Nguyễn văn Hoàng.
Nhưng nổi bật là phần thuyết trình của nhà văn Hải Triều. Ông có một lối nói chuyện thật mạch lạc, chi tiết, và hết sức thu hút. Cử toạ đã say sưa theo dõi những câu chuyện về các trận đánh khốc liệt giữa Quân Lực VNCH và bộ đội cộng sản Bắc Việt do tác giả Hải Triều kể lại.
Sau phần nói về hai tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” và “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử”, nhà văn Hải Triều đã trả lời nhiều câu hỏi của cử toạ. Ông cũng trình bày những nhận định sắc bén của ông về tình hình Việt Nam, về cộng đồng người Việt hải ngoại và những công tác mà ông đang thực hiện.
Buổi nói chuyện của nhà văn Hải Triều với đồng hương tại Brisbane chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều, nghĩa là kéo dài hơn chương trình dự liệu 1 tiếng đồng hồ, do sự yêu cầu của cử toạ.
Việt Báo Online
Thành thật chia buồn cùng chị Lương và tang quyến. Cầu mong linh hồn anh sớm siêu thoát.
ReplyDeleteLê Ngọc Thạch và gia đình
Hoàng Xuân Cường và gia đình
Huỳnh văn Nhơn và gia đình
Thành kính chia buồn đến Cô LƯƠNG vâ gia đinh về sư ra đi vĩnh viễn của nhâ văn HẢI TRIỀU LÊ VĂN HAI. Nguyện cầu hương linh nhà văn HẢI TRIỀU mau siêu thoát về miền Cực lạc.
ReplyDeleteThành Kính Phân Ưu.
Ngọc Xuân.
Được hung tin anh Hải Triều Lê văn Hai đã ra đi Vĩnh viễn!
ReplyDeleteThành kính chia buồn với chị Lương và tang quyến.
Nguyện cầu xin Hương linh anh Hải Triều sớm về miền cực lạc.
Thành Kính Phân Ưu.
Kim Cúc - Trần Ngọc Vạn
Được tin anh Hải Triều Lê văn Hai đã ra đi vĩnh viễn, xin thành thật chia buồn cùng cô Lương và tang quyến. Nguyện cầu hương linh anh Hải Triều sớm về miền Cực Lạc.
ReplyDeleteThành kính phân ưu.
Tạ Trung & gia đình
Thành thật chia buồn với Lương trong sự mất mát lớn. .Mậu Phú Lâm Pbc 59-66
ReplyDeleteThành thực chia buồn với Lương và gia đình về sự ra đi vĩnh viễn của Anh Hải Triều.
ReplyDeleteXin cầu nguyện hương linh Anh sớm về cõi an lạc.
Đinh thị Ngọc
Ung thị Thu Hà
Nguyễn thị Kim Lan
Vo cung thuong tiec ve su ra di cua anh Hai Trieu - Le Van Hai. Thanh that chia buon cung Luong va gia dinh.
ReplyDeleteCau mong Luong co du suc khoe va nghi luc de vuot qua noi dau cua su mat mat lon lao nay.
Nguyen cau huong hon anh Hai Trieu duoc an nghi noi mien cuc lac.
Gia dinh Nguyen Thi Tham
Gia dinh Pham Thi Mai Nuong
Xin thành kính chia buồn cùng chị Lương và tang quyến.
ReplyDeleteNguyện xin hương linh nhà văn Hải Triều sớm về nơi cõi vĩnh hằng.
Đặng Vũ Toạ
(bạn học của anh Hải Triều)
GĐ Nguyễn Xuân Chuân
GĐ Đặng Minh Chấn
PBC - 68
Xin thành kính chia buồn cùng cô Lương và toàn thể gia đình. Cầu xin hương linh anh Hải Triều sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.
ReplyDeleteNguyễn Thanh Dzũng PBC 75
Jennifer Huỳnh Nguyễn PBC 78
Được hung tín nhà văn Hải Triều Lê văn Hai đã ra đi vĩnh viễn,
ReplyDeletexin thành thật chia buồn cùng cô Lương và tang quyến
và nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo gia hộ cho hương linh anh
sớm tiếu diêu miền Cực Lạc.
Lê Khắc Anh Vũ ̃ Nguyễn Thị Tâm
Thành Kính Phân Ưu cùng Cô Lương và gia đình tang quyến. Cầu mong hương anh Hải Triều sớm yên nghỉ trong cõi Vĩnh Hằng.
ReplyDeleteNguyển Thị Hồng Thúy PBC72
Nguyễn Thị Hồng Hải Thành kính phân ưu cùng tang quyến trước mất mát đau đớn nầy. Anh Hải Triều, xin chia tay cùng anh với vô cùng thương tiếc
ReplyDeleteHoa Van Pham Thành Thật chia buồn cùng gia đình anh Hải Triều, xin nguyện cầu anh sớm về chốn Vĩnh Hằng THÀNH KÍNH PHÂN ƯU cùng gia đình tang quyến. !!!
ReplyDeleteThành kính phân ưu đến Cô Lương và tang quyến. Nguyện cầu hương linh Anh Hải Triều sớm ve miền Cực Lạc
ReplyDeleteTuấn Anh và Gia đình
Thành kính Phân Ưu cùng gia đình anh Hải Triều
ReplyDeleteKính Quý
Cát Biển
PBC-68
Thành kính chia buồn đến cô Lương và gia đình về sự ra đi của anh Hải Triều. Mong thời gian sẽ giúp Cô vượt qua sự mất mát lớn lao này. Cầu chúc hương hồn anh Hải Triều sẽ sớm tiêu siêu nơi miền cực lạc.
ReplyDeleteEm Huỳnh thị Thuỳ Hiệp
Chân thành Chia buồn cùng cô Lê thị Lương cùng gia đình sư đau đớn lớn lao này
ReplyDeleteNguyện cầu Hương linh anh Hải Triều sớm siêu thoát nơi miền Cực Lạc
Gia đình Minh Hoa ở San Diego
Cao Hoàng Hoa
Nguyễn văn Minh
Nguyễn Thị Việt
Nguyễn Thị Ngọc Nga
Nguyễn Thị Hoàn Mỹ
Gia đình Cao Thu Hồng( dạy môn Hóa)
ở Canad/Edmonton
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCon đánh lộn chữ, xin sửa lại: Ps Thiếm có qua TX gặp Thiếm Vân nhắn lời dùm Con, nói Thiếm thằng nhỏ Long quậy phá hai Chú điên đầu ngày xưa trong TĐ là Thiếm Vân biết. Cảm ơn Thiếm Hai ! Nhớ hai Chú lắm mmmmmmm
Delete