Nguyên Thạch (Danlambao) - Hải
Triều - Lê Khắc Anh Hào là một trong số những người lính Việt Nam Cộng
Hòa một lòng vì Tổ Quốc với Danh Dự và Trách nhiệm, đồng thời anh cũng
là một người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tiêu biểu dành hầu hết thời gian
của cá nhân cho cộng đồng và công cuộc đấu tranh về Dân Chủ Nhân Quyền
cũng như không hề chấp nhận cộng sản. Gần 40 năm sau khi gạt nước
mắt lìa khỏi đất mẹ, anh chưa lần về thăm cố quốc, cho dù nỗi nhớ nhung
da diết đến Sài Gòn cùng những chiến địa ngày xưa, cho dù bổn phận là
người anh cả của gia đình khi cha mẹ mất vẫn không được về để chịu tang
cho tròn chữ hiếu.
*
Mặc dù biết anh lâm trọng bệnh phải
nằm bệnh viện với sự chăm sóc đặc biệt của nhà thương, nhưng khi nhận
được tin anh qua đời, tôi cũng không thể tránh khỏi bàng hoàng xúc động.
Chuyến xe đời đã chở anh đi lần cuối và miên viễn không bao giờ trở về, đã bỏ lại những anh chị em trong vô vàn tiếc thương.
Hải Triều - Lê Khắc Anh Hào là một
trong số những người lính Việt Nam Cộng Hòa một lòng vì Tổ Quốc với Danh
Dự và Trách nhiệm, đồng thời anh cũng là một người Việt Nam tỵ nạn cộng
sản tiêu biểu dành hầu hết thời gian của cá nhân cho cộng đồng và công
cuộc đấu tranh về Dân Chủ Nhân Quyền cũng như không hề chấp nhận cộng
sản.
Sau khi miền Nam bị bức tử, anh là một
người dọc theo khối sĩ quan cùng binh lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị buộc
phải bẻ gãy súng để ngưng cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cộng sản
Bắc Việt dưới sự yểm trợ của Nga Tàu.
Gần 40 năm sau khi gạt nước mắt lìa
khỏi đất mẹ, anh chưa lần về thăm cố quốc, cho dù nỗi nhớ nhung da diết
đến Sài Gòn cùng những chiến địa ngày xưa, cho dù bổn phận là người anh
cả của gia đình khi cha mẹ mất vẫn không được về để chịu tang cho tròn
chữ hiếu. Anh thường nói với tôi rằng: "Tôi chỉ về khi Việt Nam không
còn Việt cộng"...Nay anh đã ra đi mà VC vẫn còn đó, và như vậy thì có lẽ
anh đã mang theo nỗi lòng chưa nguôi.
Trên những chuyến xe đời, anh và tôi
vẫn luôn đau đáu cho một quê hương, luôn trăn trở cho vận mệnh của Đất
Nước và Dân Tộc dưới gọng kềm sắt máu của bè lũ bạo tàn và xuẩn ngốc...
Anh đã bỏ lại chúng tôi biết bao nhớ thương về tấm lòng cao cả của anh.
Chuyến xe lần cuối đã đưa anh miên
viễn mà từ nay tôi không còn được có anh bên cạnh để học hỏi, để giãi
bày tâm sự nhưng tôi tin rằng chiếc ghế kề bên trên những chuyến xe hôm
nay, hay chỗ ngồi trong quán cà phê quen thuộc vẫn còn in dáng anh ngồi
đó với nụ cười hiền hòa nhân ái nhưng tâm trí thì rất cương nghị và dứt
khoát với quân xâm lược phương Bắc cùng bè lũ tay sai.
Nhà văn Hải Triều là Chủ bút của tờ báo "Nguyệt San Việt Nam" mà Dân Làm Báo thỉnh thoảng có trích đăng.
Sau đây, người viết mạn phép trích lại
tóm lược tiểu sử của Nhà thơ Lê Khác Anh Hào, tức Nhà văn quân đội Hải
Triều của tác giả Huỳnh Quốc Bình (1)
Nhà Văn Hải Triều tên thật là Lê Khắc
Hai, sinh quán tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Từng theo học Đại Học
Vạn Hạnh Sài Gòn. Tốt nghiệp cử nhân văn khoa, Ban Báo Chí. Tốt nghiệp
trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 23. Trước 1975 ông viết dưới các bút hiệu
như Hải Triều, Bắc Phong, Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào. Ông là Biên Tập Viên
báo Sóng Thần. Sau 1975, bị tù cải tạo 5 năm tại các trại Kà Tốt, Sông
Mao, Tham Văn, Bình Tu. Năm 1980 vượt biển tìm tự do. Ông ở trại tỵ nạn
Pulau Bidong 8 tháng và định cư tại Canada tháng Mười cùng năm. Ông là
Chủ Biên báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam tại Canada. Ông có nhiều văn,
thơ tranh đấu đã xuất bản. Ông thường xuyên phát biểu trên các diễn đàn
Paltalk với các tên Lam Sơn, Bắc Tiến, Bắc Phong.
Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào
đã xuất bản: Đường Tổ Quốc 1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 –
Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn 1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LKAH, Ý
Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong 2004- Đêm đợi bình minh 2012 và
Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam
Cộng Hòa/thời binh lửa.
Văn xuôi đã xuất bản: Vết hằn để lại
nghìn sau 1997 (biên khảo) -Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những
trận đánh không tên 2003 – Vũng lầy văn báo hải ngoại 2004.
– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn),
dày 248 trang, gồm 37 bài viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình
ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp
khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.
Lời Thành Kính Phân Ưu muộn đến chị Hải Triều cùng tang quyến với nén hương cho anh Hải Triều - Lê Khắc Hai.
No comments:
Post a Comment