Friday, December 29, 2017
Chúc Tết 2018 - Thầy Lê Khắc Anh Vũ
Từ đất cờ hoa
Gửi về quê nhà
Lời chúc đ̣ầu năm
Nhớ thuở xa xăm
Hàng hàng lớp lớp
Những mái đầu xanh
Châm chỉ học hành
Dồi mài sử sách
Thây cô nghiêm khắc
Chỉ lối dẫn đường
Được tiếng ngôi trường
Nhất nhì Trung Việt
Thời gian oan nghiệt
Chỉ trong khoảnh khấc
Tựa như chớp mất
Nửa đời đã qua,
Tiền bối đều già
Kẻ còn người mất
Áo trắng sân trường
Đều thành gia thất
Tứ bể đại dương
Sĩ nông công thương
Cánh chim tung bay
Bay khấp trời Tây
Tứ phương mười hướng...
Nhìn cánh mai vàng
Nhớ độ Xuân sang
Nhớ về trường cũ
Trời xanh gió mát
Đồng ca tiếng hát,
Kỷ niệm một thời
Tuổi vừa đôi mươi .
Thấp nén hương lòng
Gửi về Trời Đông
Lời ch́úc bình an
Gia đạo an-khang
Hạnh phúc muôn vàn
Mọi điều như ý.
Lê Khắc Anh Vũ
Saturday, December 23, 2017
Wednesday, December 20, 2017
Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh Đoàn xuân thu
Melbourne
mùa Giáng Sinh tuyết chỉ rơi trên màn ảnh truyền hình. Thay vì tiếng
nhạc tuần lộc kéo xe trượt tuyết, Jingle Bells, Jingle Bells, là tiếng
hú còi inh ỏi “Cháy đâu? Cháy đâu?” của xe chữa lửa. Thay vì gió tuyết
tràn qua khung cửa sổ, qua những dãy đồi thông, tùng, bách, là gió sa
mạc từ phương bắc thổi về thành phố, mang theo tàn lửa, khói, bụi của
hàng chục, trăm ngàn mẫu rừng bạch đàn đang phừng phừng bốc cháy.Lúc
ấy, tôi đang làm Santa Claus ở shopping centre. Công việc làm theo mùa,
bắt đầu vào đầu tháng chạp, chấm dứt vào chiều áp lễ Giáng Sinh. Khách
hàng đa số là trẻ con. Việc làm nhiều giờ, nóng kinh khủng; áo ướt đẫm,
mồ hôi chảy thành dòng trên má. Cực hình. Hỏa ngục. Ấy là chưa kể đến
những đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá, hò hét: “Á! Ông Santa Claus da
màu!” Nếu mình không giỏi nhịn, phát cáu, phản ứng lại quá đáng là hư
bột, hư đường, hư việc… “Khách hàng là thượng đế.”Tuy
đối với một số người việc làm này là cực hình, là hỏa ngục nhưng đối
với một số người khác thì lại thích. Chín người mười ý. Riêng tôi, thích
hay không gì cũng phải làm. Mới từ đảo, chân ướt chân ráo đến
Melbourne, trợ cấp an sinh xã hội chỉ đủ cho tiền ăn, tiền share phòng,
trong khi vợ con tôi bỏ lại quê nhà đang đói, tôi chụp lấy bất cứ cơ hội
nào để kiếm tiền. Không có việc lương thiện nào xấu, chỉ có người xấu
mà thôi.Nước
Úc này nhận di dân, tỵ nạn vào là để làm việc, đóng thuế, góp phần xây
dựng chứ không phải để nuôi làm kiểng. Nuôi hoài, nó đâu có chịu.Vậy
thì muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn chết phải lết vô hòm, tôi viết đơn
xin việc gởi đi khắp nơi, bất cứ việc gì cũng chẳng từ nan, từ bảo vệ,
gác dan, thâu tiền car park, thậm chí đến nhân viên vệ sinh, lau chùi,
quét dọn.Thư
xin việc gởi đi nhiều, mới đầu còn hy vọng được kêu đi phỏng vấn, chờ
hoài, chờ hủy, dần dần thành tuyệt vọng. Suy nghĩ hoài mà tôi chẳng thể
tìm được lý do nào khả dĩ cắt nghĩa được tại sao họ chẳng kêu mình. Mình
đâu có đòi làm ông thông, ông phán, thầy chú, luật sư, bác sĩ gì đâu,
mà có đòi cũng đâu có được, mình biết rõ thân phận mình mà, chỉ xin làm
cu li thôi; hay là có lẻ khi thấy cái tên của mình, họ chần vần, đẫm
đầy mùi nước mắm, fish sauce, của mình thì họ đã thản nhiên vụt cái đơn
xin việc vào sọt rác rồi cũng nên. Chính sách một thời Úc trắng, the
White Australia, chỉ mới khai tử gần đây, dám cũng còn sót lại cả đống
tay kỳ thị.Vậy là tôi quyết định phiên âm tên mình ra tiếng Anh, Tony Dawn, cái tên phảng phất mùi bơ sữa.Biết
chuyện, anh bạn cùng share phòng với tôi, trong một bữa nhậu cuối tuần,
đã vội quở: “Anh chân ướt, chân ráo qua Úc mới mấy tháng, tiếng Anh
nghe còn điếc, nói còn quơ tay, cà lăm, mà đã vội quên mồ mả ông bà.
Mình mất nước, mình chạy; nhưng hình ảnh quê hương, ông bà, cha mẹ, mình
mang theo, mình giữ chứ. Vậy mà ngay cái tên cúng cơm của cha mẹ đặt
cho, anh cũng đành đoạn dứt bỏ luôn sao.”“Anh
trách tôi, tội nghiệp, tôi không phải là cái hạng người mới đó mới đây,
tham đó bỏ đăng, thấy trăng quên đèn, hay là trưởng giả học làm sang.
Cuống nhau rún của tôi, ba má tôi đã chôn đâu đó ở một làng quê ven thị
xã Mỹ Tho thì làm sao tôi quên cho được!”.Má
tôi từng nói: “Cuống nhau rún của con chôn ở quê hương, bản thổ, lỡ sau
này thời thế đổi thay, làm thân lưu lạc, đất khách quê người, tha
phương cầu thực, vẫn còn cái nhớ để trở về.”“Tôi đổi tên chẳng qua để dể xin việc. Tôi cần tiền. Vợ, con tôi đang ăn độn bo bo ở quê nhà mà anh.”Trong
lúc không còn hy vọng gì nữa thì tôi được gọi đi phỏng vấn. Phỏng vấn
tôi, Maria Paterson, trẻ, tóc vàng sợi nhỏ, mỏ đỏ, mắt xanh, là nhân
viên điều hợp của công ty Southern Cross có một đội ngũ hơn 600 Santa
Claus trên toàn quốc.Khi
tôi đến, da vàng, mũi tẹt, tóc đen, dưới một cái tên rặt Úc thì Maria
trố đôi mắt xanh lơ ngạc nhiên nhìn tôi, làm tôi hơi bực bội. Tôi hít
một hơi thở thật sâu: “Nhịn nó đi! Nhịn nó đi! Mình đến đây để xin việc
chứ không phải để cãi lộn. Vợ con mình đang đói, đang ăn độn bo bo ở quê
nhà kìa.”Dù thầm nhủ lòng như vậy nhưng khi Maria hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao ông lại muốn làm Santa Claus không?”Tôi
tức quá, không nhịn được nữa, nổ luôn: “Tôi muốn làm Santa Claus vì hai
lẽ. Thứ nhứt là tôi cần tiền, cần việc làm.” Tôi lên giọng, hơi gay gắt
: “Thứ nhì là làm Santa Claus, tại sao không? Chúa là của muôn người,
không phân biệt chủng tộc, màu da: trắng, vàng, đen, đỏ. Santa Claus
cũng vậy thôi! Da trắng làm Santa Claus được; tôi, da vàng, thì cũng
được; có sao đâu?”Tôi
muốn cho cô ta biết tôi đang bực bội. “Nè! Đừng có lên giọng kỳ thị
nghe cô nương!” Ai dè, Maria Patterson có vẻ chịu câu trả lời của tôi,
đáp lại bằng cái tiếng Anh hơi ngọng, giọng Úc: “Fair enough!” Có lý!Vậy
là tôi được được nhận vào lớp huấn luyện Santa Claus bắt đầu vào trung
tuần tháng chín; sau khi qua sự thẩm tra lý lịch tư pháp của cảnh sátMặc
dù dưới tay Maria Paterson có hàng trăm Santa Claus, đồng phục đỏ, viền
trắng, mỗi năm cô vẫn phải kiếm thêm người. Việc làm đòi hỏi nhiều thể
lực nên khi Santa Claus tuổi già chồng chất, yếu quá không thể nào kham
nổi nữa. Có lần Maria điện thoại cho một Santa Claus trong danh sách để
xem ông có rảnh để làm việc cho mùa giáng sinh này không thì mới hay ông
đã qua đời. Thật là một cái tin tang chế buồn bã.Nhiều
người đã làm Santa Claus suốt 18 năm ròng rã, nên muốn mình mới là
chính hiệu cầu chứng Santa Claus. Có lần Maria nhận điện thoại, bên kia
đầu dây nói: “Chào Maria Paterson! Santa Claus đây.” “Nhưng Santa nào
đây? Khi trong tay tôi có hơn 600 Santa Claus trên toàn quốc.” Maria kể
lại.Lớp
huấn luyện Santa là phòng hội của chi hội cựu chiến binh Úc, RSL, ở khu
lao động miền tây Melbourne, Footscray. Hơn 70 người đến dự hai ngày
huấn luyện trước khi được phân về các shopping centre để làm việc: chụp
hình kỷ niệm Giáng Sinh với trẻ con, dĩ nhiên có tính tiền, sau là đáp
ứng lời ước Giáng Sinh của trẻ con về một món quà nào đó và biến giấc mơ
đó thành hiện thực…bằng tiền của ba má chúng.Trong
căn phòng nhộn nhịp, một ông già tóc bạc, râu dài, chận tôi ở cửa, quắc
mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi gầm gừ đe dọa “Này! tôi cho anh bạn
biết không được tiết lộ bất cứ bí mật nào của căn phòng này ra ngoài
nhé?”Tôi
lúng túng, chưa biết trả lời sao thì ông già đã nháy mắt, cười rung cả
bụng. “Chỉ đùa thôi!” Rồi dùng tay mình vỗ vào bàn tay tôi một cách thân
thiện.Đó
là quang cảnh lần đầu tiên tôi thấy rồi suốt đời chẳng thể nào quên. Cả
một biển người tóc bạc, có người mang kiếng lão, râu trắng như cước,
với những chiếc bụng bự đầy mỡ, Việt Nam mình hay gọi là thùng nước lèo,
mà hồi nhỏ tới lớn đây lần đầu tiên tôi mới thấy cái thùng nước lèo bự
đến thế.Santa
trẻ nhất 25 tuổi, già nhất 92 tuổi. Đủ nghề: tài xế xe bus, nhân viên
ngân hàng, kỹ sư hay những người đã về hưu. Nhiều người kỳ cựu, đã làm
Santa Claus chuyên nghiệp rất nhiều năm. Tái huấn luyện chỉ là dịp để họ
cập nhật hóa những luật lệ và phương thức làm việc mới nhất. Nó cũng là
dịp gặp lại những người bạn Santa cũ để trao đổi kinh nghiệm và tiện
thể đấu láo cho vui. Cuộc sống ở đây, xứ Úc, già, cô đơn, buồn chán lắm.Họ
ngồi trên những chiếc ghế bằng nhựa, làm chưn ghế muốn oằn luôn, tay
cầm quyển cẩm nang huấn luyện, nhưng không thèm để mắt tới một chữ chỉ
lo nói cười ầm ĩ và có vẻ chẳng để ý gì đến Maria Paterson, người điều
hợp chương trình, đang rát cổ hò hét để cố át tiếng ồn ào như ong vỡ tổ…Lớp
huấn luyện kéo dài hai ngày. Nhiều người nghĩ đóng vai Santa Claus dễ
như ăn cơm sườn nhưng thực sự không phải vậy. Nhiều học viên bỏ cuộc vì
khó quá.Ngày
đầu học lịch sử Santa Claus, nhớ tên các con tuần lộc, nghiên cứu cách
sử dụng các loại đồ chơi mới nhất ở thị trường, Santa Claus phải học
cách mặc quần áo rất phức tạp, mất nhiều thì giờ để hóa trang cho đúng.
Giày bốt phải màu đen và được đánh cirage cho bóng. Santa không bao giờ
mang đồng hồ. Dây nịt không được xệ khỏi rún quá xa. Râu, tóc giả thẳng
thớm, phất phới, bay bay. Ông già Santa có người mập, có người ốm. Ốm
phải độn thêm miếng vải lót. Joe Jolley, người giỡn mặt tôi khi lần đầu
tôi bước vào lớp, là ông già Santa mập, nên miếng lót được trao cho tôi,
vốn ốm nhom ốm nhách. Joe cười, vỗ vào bụng đầy mỡ của mình rồi nói:
“Nhìn nè! Tôi tự đem theo miếng vải lót đây rồi.”Sau
khi hóa trang, Santa Claus phải tập cách cười rung cả bụng, biết lúc
nào thích hợp để nói “ho, ho, ho”. La “ho, ho, ho” không đúng lúc có thể
làm cho trẻ con giựt mình, sợ hãi.Ngày
thứ hai học tâm lý, cách giao tiếp với trẻ con kể cả với những bé không
may bị tàn tật. Santa Claus được xem video, trong đó đạo diễn cuốn phim
dàn dựng những tình huống đời thường, có thể xảy ra, khi giao tiếp với
trẻ con trong mùa lễ Giáng Sinh. Làm Santa là làm kịch sĩ. Mà không có
kịch bản nào giống kịch bản nào vì mỗi cháu, mỗi khác.Ra vậy, kiếm đồng tiền quê người cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt chứ chẳng phải chuyện giỡn chơi.Joe
Jolley, 66 tuổi, bụng bự, chân mày chổi xể lốm đốm bạc, là cựu binh,
huynh trưởng. Tôi là lính mới, đàn em. Joe có nhiệm vụ kềm cặp, hướng
dẫn tôi, đầy óc hài hước, nói đùa: “Tôi được nhận làm Santa Claus vì họ
của tôi là Jolley.” Jolley nghĩa là vui. Joe Jolley, Joe Vui Vẻ, tài xế
xe bus. Ông quyết định về hưu non để trở thành Santa Claus chuyên
nghiệp.“Dù
đã thực tập làm Santa Claus trong những bữa tiệc Giáng Sinh gia đình
rất nhiều lần tôi cũng không tránh khỏi hồi hộp khi lần đầu làm việc với
tính cách chuyên nghiệp. Khi bước ra khỏi phòng thay đồ, tôi cúm giò
luôn, tôi thấy mình có vẻ ngố làm sao ấy.” Joe kể lại.Kinh nghiệm làm Santa Claus hơn mười năm của Joe đã giúp ích tôi rất nhiều.Chẳng
hạn Joe chỉ tôi trước khi đội tóc râu giả nên đội phía trong một cái
kết đã cắt mất phần chóp để giữ cho đầu tóc giả được thẳng đứng.Joe
cũng chỉ tôi cách giữ gìn sức khỏe. Joe dặn tôi: “Khi chụp hình kỷ
niệm, đặt trẻ con trên đùi hãy nhớ thay đổi chân này chân kia.” Có Santa
Claus quên bẵng việc này để đến cuối ngày làm việc mới thấy một bên bắp
đùi mình bầm tím vì trẻ con vừa ngồi vừa đánh đòng đưa cả hai chân.Nhưng
kinh khủng nhứt là cái nóng, vì hầu hết các Santa Claus phải làm việc
ít nhất 6 đến 8 tiếng một ngày trong thời tiết nóng bức, dưới ánh sáng
chói chang của đèn chụp hình, mặc bộ áo Santa Claus dày cộm, đội râu tóc
giả bùm xùm có thể làm thân nhiệt của Santa Claus tăng cao, gây chảy
máu cam, đôi khi bị choáng đưa đến bất tỉnh nhân sự; nếu không cấp cứu
kịp thời có thể đưa đến tử vong.Santa
cần quạt máy cho bớt nóng, shopping centre ở vùng nghèo làm gì có máy
điều hòa không khí. Nóng nực làm cho Santa khát nước, phải uống nước
liên tục; uống nước nhiều khiến họ phải đi toilet nhiều hơn. “Nhưng nên
nhớ rằng Santa Claus không bao giờ đi toilet, ông ấy đi cho mấy con tuần
lộc ăn.” Joe dặn tôi.Joe nói chân thành: “Tôi thích nghe những điều ngộ nghĩnh trẻ con nói”.Có
lần Joe hỏi một bé gái 5 tuổi: “Con có cho baby bú không?”. Bởi vì tôi
nghĩ baby bú bình”. Joe nói. “Nó chăm bẳm nhìn tôi rồi lớn tiếng: “Làm
sao được? Con không có sữa. Chính vú mẹ con mới có sữa; cho baby bú tí
được.” Joe cười ngặt nghẽo: “Tôi bị quê quá là quê.”Trẻ con lớn nhỏ khác nhau, tính tình, ước muốn cũng khác nhau. Đáp ứng đủ loại lời ước khác nhau của trẻ con là điều rất gay go.Có
cháu đòi một chiếc xe đạp. Santa Claus phải xem ba má cháu chịu hay
không, vì không phải ai cũng đủ tiền mua cho con mình chiếc xe đạp giá
cả vài chục đô để làm quà Giáng Sinh đâu, nhất là đối với những gia đình
di dân lao động nghèo mới đến ở miền tây Melbourne; chứ còn đối với
những gia đình thượng lưu ở Toorak đó là chuyện nhỏ. Nếu ba má cháu lắc
đầu, Santa có thể nói cháu còn nhỏ quá chưa cỡi xe đạp được. Tuy nhiên
Santa Claus sẽ có một món quà Giáng sinh rất thú vị cho cháu.Có
cháu nằng nặc đòi một cây súng mà phải là cây súng thật mới được, (Thế
giới này đầy dẫy bạo lực rồi, cháu còn đòi súng nữa mà chi?), thì Santa
Claus trả lời là bà Santa không thích bạo lực nên không có làm súng cho
trẻ con.Có
cháu sún răng, rụng mất hai cái răng sữa mà răng vĩnh viễn chưa kịp
mọc, cháu ước Santa Claus cho cháu hai cái răng cửa vào đêm Giáng Sinh
để còn kịp đón mừng năm mới.Joe, Santa Claus, trả lời “Cháu ngoan thì hai cái răng cửa sẽ từ từ mọc ra, nhanh chậm là tùy theo cháu ngoan nhiều hay ít.”Sau
hai ngày huấn luyện vào trung tuần tháng chín, đầu tháng 12 tôi được
gởi về một shopping centre miền tây Melbourne, nơi đang có nhiều di dân Á
Châu lục tục đến định cư, nhất là người Việt tỵ nạn, để làm việc.***Một
mình một thân, mùa Giáng Sinh đầu tiên xa vợ, xa con, tôi cố vui với
công việc để mong giết chết nỗi buồn xa xứ. Mùa Giáng Sinh làm việc bù
đầu rồi cũng trôi qua. Tôi đã đóng tròn vai Santa Claus. Tôi không dám
nói mình là một kịch sĩ tài ba, tôi chỉ muốn san sẻ niềm vui với khách
hàng, những thượng đế ngây thơ, được cha mẹ dắt đi shopping, cho chụp
hình kỷ niệm với Santa Claus, được quà tặng Giáng Sinh.Tôi
nhớ vợ , tôi nhớ con tôi – còn kẹt lại ở quê nhà thì làm gì có việc
chụp hình kỷ niệm với Santa Claus, làm gì có quà Giáng Sinh, cơm trắng
còn không đủ ăn, phải độn – mà lòng đau như cắt.Buổi
chiều áp lễ Giáng Sinh đã gần 5 giờ, shopping centre sắp đóng cửa cho
nhân viên về đoàn tụ với gia đình. Mấy cô thu ngân đang hối hả đếm tiền,
kết sổ.Nhân
viên lần lượt vào gặp viên quản đốc để nhận cheque tiền lương, một hộp
chocolate làm quà Giáng Sinh và câu chúc “Merry Christmas.”Riêng tôi và ông thợ chụp hình được thêm lời chúc “Happy New Year!” với lời hẹn gặp lại vào mùa Giáng Sinh năm sau.Áo
tôi hầm hập nóng, mồ hôi chảy thành dòng trên mặt, ướt cả hàm râu giả.
Chiếc quạt máy xả hết tốc lực, quay điên cuồng, cũng không xua đi được
cơn nóng mùa hè xứ Úc.Ông
thợ chụp hình đang dẹp đèn chớp, xếp chân chống máy chụp hình để chuẩn
bị ra về thì họ xuất hiện. Đó là hai cha con người Việt. (Họ nói với
nhau bằng tiếng Việt, vốn đơn âm, trầm bổng, ríu rít như chim hót.)Người
cha là một thanh niên áng chừng hơn 30 tuổi, cỡ tuổi tôi, mặc chiếc áo
trắng tay dài, dù đang mùa hè nóng bức, bỏ vào chiếc quần tây màu tro
xám. Da ngăm ngăm đen như chưa nhả hết nắng của ông làm tôi nhớ những
ngày nắng cháy đi lao động, đào kinh thủy lợi. Có lẽ ông này mới đặt
chân đến đây chưa được bao lâu, giống như tôi, để có thể ăn nhiều bơ sữa
Úc, thân hình mới tạo ra một lớp mỡ cần thiết để chống lại cơn lạnh
khắc nghiệt mùa mùa đông xứ Úc. Đôi giày ông mang, ngay cả quần áo ông
mặc, chắc có lẽ xin ở hội từ thiện nào đó nên giày giống giày sạc-lô,
quần áo thì rộng thùng thình so với thân hình còm cõi của người dân Việt
Nam nhiệt đới mình vốn dĩ đã nhỏ con.Riêng cháu gái chừng sáu, bảy tuổi, mặc chiếc đầm trắng tương đối đắt tiền, vừa chiến, tôi chắc hàng hiệu của Myer.Tôi nghĩ thầm trong bụng ông này thương con dữ. Cha mặc đồ lình xình. Con mặc đồ xịn.Tóc
cháu đen, dày, thẳng đuột, dài chấm tới bả vai. Trên đầu là miếng
mousse màu xanh lá, cắt tua tủa, giả làm những nhánh sừng của con tuần
lộc. Mắt cháu mí lót như những người Á Châu khác, tròng mắt đen, tròn
như hạt nhãn, lấp lánh dưới ánh đèn điện trông như có sao sa.Tôi nhìn cháu gái, bùi ngùi nhớ đến hai đứa con trai tôi mà đứa lớn trạc tuổi cháu, còn kẹt lại ở quê nhà.Cái
tết đầu tiên này ở Melbourne nếu tôi không kiếm đựợc tiền để đóng một
thùng quà, gởi về cứu đói, chắc vợ con tôi ở ruộng lúa cò bay thẳng
cánh, chó chạy cong đuôi, mà phải tiếp tục ăn độn những thứ mà trước năm
75 người ta dùng nuôi gia súc.Khi thấy tôi, Santa Claus, và ông thợ chụp hình, mắt cháu ánh lên một nét mừng vui.“Ba ơi! ông già Noel kìa!”Ông ngước mắt nhìn tôi, hơi ngạc nhiên, khi nghe tôi chào ông bằng tiếng Việt.“Chào ông, Merry Christmas! Ông có muốn cho cháu chụp hình kỷ niệm Giáng Sinh không?”Ông, vẻ lưỡng lự, bối rối nhìn con, rồi móc bóp ra, kiểm lại tiền. Chỉ lèo tèo vài tờ 5 đô và những đô tiền cắc.Tôi
thầm nghĩ cha con ông này còn may mắn hơn cha con tôi nhiều. Nhưng khi
nhìn nét mặt ngây thơ, thánh thiện, đáng yêu của cháu nhỏ tôi đâm ra tội
nghiệp. “Nó cũng trạc tuổi con mình.”Cầm
lòng không đậu, tôi nói với ông khách: “Xin ông đừng từ chối; có lẽ ông
và cháu đây là người khách cuối cùng của chúng tôi mùa Giáng Sinh năm
nay nên tôi sẽ nói với ông thợ chụp hình người Úc chụp cho cháu một tấm
hình với ông già Noel miễn phí. Ông chỉ cần cho biết địa chỉ để khi rửa
hình ra chúng tôi sẽ gởi đến cho cháu để làm kỷ niệm, vài năm nữa cháu
lớn khôn có dịp nhìn lại chắc cũng thấy vui vui.”(Năm ấy chưa có máy chụp hình điện tử, chụp và in ra liền như bây giờ).Khi cháu gái đứng cạnh tôi để chụp hình, tôi thấy trong mắt cháu một vì sao sáng lung linh niềm hy vọng.Vì sao đó hình như một lần tôi đã thấy trong hang đá Bethlehem của mùa Giáng Sinh đoàn tụ ở quê nhà trước 75.Vì
sao đó một lần tôi đã thấy khi đang tuyệt vọng nhìn lên bầu trời đen
tối, không biết đâu là bờ là bến, tìm một ánh sao, chỉ một hướng đi, cầu
cho một phép lạ nhiệm mầu hiện ra trong đêm lênh đênh, trên con thuyền
ọp ẹp, vượt biển Đông.Hành
trình biển Đông. Tôi đã đi vào chỗ chết để tìm ra cái sống dù hy vọng
rất mỏng manh còn hơn ở lại quê hương tù ngục; bị những người chiến
thắng o ép, đày đọa lần mòn cho đến chết.Đêm
biển Đông. Đêm mênh mông. Có vì sao lung linh dẩn đưòng cho đám người
vượt biên khốn khổ tới bờ bến tự do được bình an. Nhưng cũng có người đi
mà không bao giờ tới. Vợ chồng, mẹ con, chết chóc, chia lìa, phân tán.
Họ bỏ mình vì đắm thuyền, vì khát, vì đói, vì cướp biển Thái Lan. Hành
trình biển Đông đầy nước mắt.Tôi,
Santa Claus, nhìn cháu nhỏ, hỏi một câu theo thông lệ mà tôi đã từng
hỏi hàng trăm đứa trẻ con khác trong mùa Giáng Sinh năm nay: “Cháu có
ước gì không?”“Ông
ơi! Con không ước đồ chơi gì hết. Ba con nói: mẹ con lạc trên biển Đông
đã bao năm mà chưa tìm được đường về. Ông có thể tìm ra mẹ, rồi dắt mẹ
về với con đựợc không? Con muốn mẹ.”Tôi hoàn toàn bất ngờ, bối rối không biết phải trả lời sao bèn ngước mắt nhìn ba cháu, cầu cứu.Tôi thấy mắt ông rưng rưng đầy ngấn lệ.
Đoàn xuân thu
Chiếc Đòn Gánh Của Mẹ - Nguyễn Minh Phúc
Những
người phụ nữ quê tôi không ai không biết đến chiếc đòn gánh vì ai cũng
đã từng hơn một lần gánh nó trên vai. Quê tôi miền Trung nghèo lắm. Từ
những bé gái mới lớn lam lũ giúp mẹ thổi cơm gánh nước, đôi vai nhỏ như
oằn xuống với một cánh tay bấu vào thân đòn nặng trĩu còn tay kia dùng
lấy thăng bằng gánh hai thùng nước sóng sánh - đến những bà mẹ già lập
cập gánh những bó rau, bụi cải hay con gà con vịt thong dong ra chợ bán.
Rồi những đứa em, người chị, hầu như cứ rãnh việc, buông tay ra là động
đến chiếc đòn gánh. Gánh lúa, gánh phân, gánh mạ non, gánh nước … Toàn bộ công việc nặng nhọc đặt trên vai người phụ nữ. Đàn ông quê tôi lại ít thấy gánh gồng gì. Dĩ nhiên là họ làm những việc khác có khi còn nhọc nhằn hơn nhưng ít khi động đến chiếc đòn gánh …
Tôi
nhớ như in lúc tôi còn là thằng bé sáu, bảy tuổi, chiều chiều ra đứng
trên đầu cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Rướn người trên thành cầu sắt
thật cao, tôi đưa mắt hướng về phía chợ. Hễ cứ thấy từ xa ai đó đang
quang gánh bước đi là lòng tôi lại thấp thỏm mừng vì nghĩ đó là mẹ mình.
Cái dáng tất bật, lam lũ của những người đàn bà quê tôi hầu như ai cũng
giống nhau. Cho nên, tôi thường nhìn lầm. Tôi đợi từ xa và dõi mắt nhìn
chằm chằm vào dáng đi vất vả cũng với hai cánh tay, một nắm trên thân
đòn và một lấy thăng bằng, buông lỏng theo từng bước chân như chạy.
Không lẫn vào đâu được, đúng là bước chân của mẹ tôi. Bước chân mẹ lạ
lắm, có gì đó như lo toan, vội vã, nhẫn nhục, nhọc nhằn trong mỗi nhịp
đi hối hả. Nhưng khi bóng người đàn bà kẽo kịt gánh gồng đến gần, thì
lại không phải. Niềm vui biến mất, gương mặt buồn xo, tôi lại ngồi xuống
thành cầu đợi mẹ tôi.
Cuối
cùng thì mẹ cũng xuất hịên! Từ xa, nhận ra mẹ, tôi đã ba chân bốn cẳng
chạy ùa tới mừng rỡ. Tôi chẳng quan tâm gì đến mồ hôi mồ kê trên gương
mặt mẹ chảy ròng ròng vì mệt, vì nắng rát mà điều quan trọng nhất là
nhìn vào hai cái mẹt đong đưa hai bên đòn gánh dưới cái quang bằng dây
thép uốn tròn. Quà của tôi nằm ở đó! Khi thì là chiếc bánh mì, vài viên
kẹo dẻo, một lóng mía ghim, có khi là mấy thứ đồ chơi rẻ tiền bằng nhựa …
Thích nhất là được mẹ mua cho bánh bò ông ba tàu ngoài cổng chợ. Tôi mê
bánh bò ông thì ít mà thích con gái ông thì nhiều! Chẳng là con ông học
cùng lớp với tôi. Nó học giỏi nhì lớp, còn tôi hạng nhất. Bọn trẻ con
thường cắp đôi tôi với con Lẻm, tên nó. Không biết nó nghĩ gì không chứ
riêng tôi thì thích! Mà cũng lạ, không ai như tôi, mới học đến lớp hai,
lớp ba mà đã biết mắc cỡ khi gặp nó … Nhưng đó là chuyện hồi con nít …
… Không cần đợi mẹ đồng ý, tôi đã lục mẹt lấy quà của mình vì biết mẹ chỉ mua cho tôi. Nhà có mấy chị em, ba mất sớm mà tôi là con trai duy nhất nên mẹ thương tôi hơn cả. Trăm lần như một, chiều nào mẹ đi chợ về, sau khi bán hết mớ rau cải, bầu bí trồng ở vườn nhà, thế nào mẹ cũng dành tiền ki cóp mua cho tôi ít quà. Tôi cầm gói bánh bò tung tăng chạy trước, mẹ gánh cặp mẹt đi sau. Không nhìn vào mắt mẹ nhưng biết chắc mẹ đang cười nhìn tôi hạnh phúc. Đôi gánh nhẹ hẫng trên vai mẹ và thỉnh thoảng mẹ còn nói vói theo nhắc yêu tôi: Ranh con, chạy vừa vừa chứ, té ngã bây giờ!
oOo
Tôi thật không biết chiếc đòn gánh do ai nghĩ ra và xuất hiện đầu tiên vào lúc nào nhưng quả thật, đó là một dụng cụ tuyệt vời để di chuyển vật nặng từ nơi nầy đến nơi khác bằng sức người ở quê tôi... Nó được làm bằng cây tre già ngâm nước càng lâu càng tốt, để tre dẻo, chắc và khỏi mục. Tôi đã thơ thẩn hàng giờ nhìn người ta đục đẽo chiếc đòn gánh. Thật cũng lắm công phu! Sau khi chỉ lấy đoạn gốc tre già ngâm nước chừng vài tháng, người ta làm hai chiếc máng ở hai thân đòn. Hai cái máng nầy phải giống nhau như một, giữa khắc một cái rãnh sâu dùng để móc quang vào cho khỏi lệch. Cái máng nầy cũng lắm chuyện. Gặp tay thợ đẽo giỏi, nó là hình tròn, hình ô van có khi còn được tạc vào dấu thập hoặc chữ vạn mà tôi không biết để làm gì. Có lẽ lấy hên mua may bán đắt khi gánh trên vai chiếc đòn gánh ấy chăng, hay chỉ là khắc lên cho đẹp … Chưa hết, còn phải gọt đẽo thân đòn cho thật thẳng, đoạn ở giữa mỏng hơn hai bên đầu làm đòn đong đưa cho nhẹ sức hơn khi gánh nặng … Khoảng hơn tiếng đồng hồ đẽo gọt thì chiếc đòn gánh ra đời. Nó có thể dùng hết đời nầy đến đời khác trong một gia đình quê tôi vì hiếm khi bị gãy. Đến khi nước bóng ở thân đòn nổi lên màu đen mun thì không biết chiếc đòn đã thấm biết bao nhiêu mồ hôi từ trên đôi vai những người đàn bà tần tảo …
… Không cần đợi mẹ đồng ý, tôi đã lục mẹt lấy quà của mình vì biết mẹ chỉ mua cho tôi. Nhà có mấy chị em, ba mất sớm mà tôi là con trai duy nhất nên mẹ thương tôi hơn cả. Trăm lần như một, chiều nào mẹ đi chợ về, sau khi bán hết mớ rau cải, bầu bí trồng ở vườn nhà, thế nào mẹ cũng dành tiền ki cóp mua cho tôi ít quà. Tôi cầm gói bánh bò tung tăng chạy trước, mẹ gánh cặp mẹt đi sau. Không nhìn vào mắt mẹ nhưng biết chắc mẹ đang cười nhìn tôi hạnh phúc. Đôi gánh nhẹ hẫng trên vai mẹ và thỉnh thoảng mẹ còn nói vói theo nhắc yêu tôi: Ranh con, chạy vừa vừa chứ, té ngã bây giờ!
oOo
Tôi thật không biết chiếc đòn gánh do ai nghĩ ra và xuất hiện đầu tiên vào lúc nào nhưng quả thật, đó là một dụng cụ tuyệt vời để di chuyển vật nặng từ nơi nầy đến nơi khác bằng sức người ở quê tôi... Nó được làm bằng cây tre già ngâm nước càng lâu càng tốt, để tre dẻo, chắc và khỏi mục. Tôi đã thơ thẩn hàng giờ nhìn người ta đục đẽo chiếc đòn gánh. Thật cũng lắm công phu! Sau khi chỉ lấy đoạn gốc tre già ngâm nước chừng vài tháng, người ta làm hai chiếc máng ở hai thân đòn. Hai cái máng nầy phải giống nhau như một, giữa khắc một cái rãnh sâu dùng để móc quang vào cho khỏi lệch. Cái máng nầy cũng lắm chuyện. Gặp tay thợ đẽo giỏi, nó là hình tròn, hình ô van có khi còn được tạc vào dấu thập hoặc chữ vạn mà tôi không biết để làm gì. Có lẽ lấy hên mua may bán đắt khi gánh trên vai chiếc đòn gánh ấy chăng, hay chỉ là khắc lên cho đẹp … Chưa hết, còn phải gọt đẽo thân đòn cho thật thẳng, đoạn ở giữa mỏng hơn hai bên đầu làm đòn đong đưa cho nhẹ sức hơn khi gánh nặng … Khoảng hơn tiếng đồng hồ đẽo gọt thì chiếc đòn gánh ra đời. Nó có thể dùng hết đời nầy đến đời khác trong một gia đình quê tôi vì hiếm khi bị gãy. Đến khi nước bóng ở thân đòn nổi lên màu đen mun thì không biết chiếc đòn đã thấm biết bao nhiêu mồ hôi từ trên đôi vai những người đàn bà tần tảo …
Nhưng
chiếc đòn gánh của mẹ tôi không chỉ có thế. Nó còn là một trời kỳ diệu.
Nó mang đến tuổi thơ tôi những niềm vui háo hức tràn trề, cả những giấc
mơ đẹp đẽ nhất trên đời. Còn gì sung sướng hơn khi được đặt ngồi vào
một đầu quang, đầu bên kia là trái bầu trái bí mẹ gánh suốt dọc đường ra
chợ. Tôi cứ ngồi im như thế trên suốt con đường làng, hấp háy đôi mắt
hãnh diện nhìn quanh xem có đứa bạn học nào để mà vểnh mặt lên, tự hào
được ngồi gánh mẹ. Tôi cũng không buồn khi thấy chỉ mấy con trâu, con bò
dọc đường làng chào tôi kêu nghé ọ và những đứa trẻ chăn trâu nhìn theo
cười chế giễu. Tôi biết chúng nó ganh tỵ vì không được ngồi gánh như
tôi …Và vì tôi nặng hơn mấy trái bầu bí ở gánh bên kia nên mẹ phải đưa
vai chệch về phía tôi để giữ thăng bằng. Mệt lắm nhưng mẹ vui. Tôi biết
được điều ấy trên đôi mắt long lanh, hài lòng bừng lên trên mặt mẹ …
Đến
gần chợ là tôi dứt khoát bảo mẹ cho xuống, có năn nỉ mấy cũng không
chịu ngồi thêm. Tôi sợ con Lẻm, con ông ba tàu bán bánh bò đầu cổng chợ
nhìn thấy. Vì sao sợ nó cười, tôi không biết nhưng rõ là tôi thích được
nhìn nó xuất hiện với hai chiếc nơ xinh xắn, chạy lò cò trước cổng, mắt
tròn xoe nhìn tôi và gật đầu chào. Tôi làm như ngó lơ, chạy lúp xúp theo
mẹ, mắt liếc thật nhanh vào con Lẻm còn tay thì cứ cầm dây quang phía
sau chiếc đòn gánh mà nhắc để khỏi mắc cỡ: Đi nhanh lên mẹ, con đói bụng
lắm rồi
Tuổi
thơ tôi và chiếc đòn gánh mẹ như không hề rời nhau.. Cũng có những hôm
không bán được hàng, mẹ quảy gánh về mà không có quà cho tôi. Tôi cứ cầm
lấy đòn gánh mẹ mà khóc tấm tức, dỗ mấy cũng không nín. Tôi nghĩ mẹ
không thương tôi hoặc là quà của tôi mẹ đã cho ai mất rồi. Tôi chẳng
nhìn lên mắt mẹ để thấy mẹ buồn như thế nào vì không tiền mua quà cho
đứa con cưng. Có hôm mẹ tủi thân cứ nhìn tôi, ôm tôi mà khóc …
Nhưng cũng có lúc, chiếc đòn gánh với tôi là cả một cơn ác mộng! Tôi nhớ có lần đi hái trộm xoài non của bác Hai Trầu cạnh nhà. Bác Hai qua mét mẹ và chuyện đã xảy ra … Tôi mới bước chân về đến cửa, mẹ tìm hoài không thấy roi nên sẵn cây đòn gánh , mẹ phát vào mông tôi mấy cái. Dĩ nhiên là mẹ phát nhẹ thôi vì chiếc đòn gánh thì to bảng mà mông tôi thì nhỏ. Nhưng mà đau thấu trời xanh. Ghê thật là cái vị đòn làm bằng cây tre già ngâm nước! Nó thấm vào thấu bên trong, đau và nhức buốt hơn mọi loại roi nào khác. Tôi chỉ còn cách quỳ xuống đất nức nở mà xin lỗi mẹ vì đau và sợ ăn đòn tiếp . ..
Nhưng cũng có lúc, chiếc đòn gánh với tôi là cả một cơn ác mộng! Tôi nhớ có lần đi hái trộm xoài non của bác Hai Trầu cạnh nhà. Bác Hai qua mét mẹ và chuyện đã xảy ra … Tôi mới bước chân về đến cửa, mẹ tìm hoài không thấy roi nên sẵn cây đòn gánh , mẹ phát vào mông tôi mấy cái. Dĩ nhiên là mẹ phát nhẹ thôi vì chiếc đòn gánh thì to bảng mà mông tôi thì nhỏ. Nhưng mà đau thấu trời xanh. Ghê thật là cái vị đòn làm bằng cây tre già ngâm nước! Nó thấm vào thấu bên trong, đau và nhức buốt hơn mọi loại roi nào khác. Tôi chỉ còn cách quỳ xuống đất nức nở mà xin lỗi mẹ vì đau và sợ ăn đòn tiếp . ..
Tối
đó, mẹ vừa khóc vừa bôi dầu nhị thiên đường vào mông tôi đã nổi lên mấy
vết hằn đỏ. Mẹ dằn vặt mình vì đã giận đánh con. Tôi làm bộ quay mặt
vào tường không nhìn mẹ. Tôi giận, mẹ hỏi gì cũng không nói và thiếp đi
lúc nào không hay. Khi thức dậy vẫn còn thấy mẹ ngồi chằm chằm nhìn tôi,
nghẹn ngào: Mẹ đánh con bậy quá … Nhưng ai bảo con hư …Lúc ấy, với đôi
mắt nhạt nhoè, tôi chỉ muốn ôm mẹ mà khóc.Vì hờn, tủi thân hay còn giận
mẹ, tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều là mẹ yêu thương tôi vô
bờ bến!
Chiếc đòn gánh của mẹ, với tôi còn là những kỷ niệm không thể nào quên! Khi tôi đã lớn, nhà nghèo, mẹ hàng ngày trĩu nặng nó trên vai - khi thì gánh phân, gánh gạo đi bán - khi thì gánh nươc , gánh hàng tảo tần nuôi tôi ăn học. Những năm tháng còn là sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè về quê, tôi lại ra cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Nhưng mẹ giờ đã yếu lắm! Mẹ không còn gánh nặng được nhưng phải cố, vì tôi. Hình hài mẹ nhỏ quắt lại, đôi vai như muốn run lên theo bước chân, môi mắm chặt mỗi lần mẹ cố sức. Duy đôi mắt mẹ thì không hề thay đổi! Đôi mắt vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào nhìn đứa con trai phổng phao, chững chạc sắp trưởng thành. Tôi đứng lặng trên cầu, rơm rớm nhìn vào thân thể và đôi vai gầy guộc của mẹ oằn xuống dưới mỗi bước đi …Tôi muốn lao vào ôm mẹ mình nhưng đã không làm như vậy. Cho mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn ân hận trách mình vì điều ấy …
Ngày ấy, mẹ vẫn thường nói vui: Chính nhờ chiếc đòn gánh của mẹ nuôi con ăn học đấy! Mẹ mong khi mẹ không còn đụng đến nó nữa thì con đã trưởng thành …Còn giờ thì vì con - mẹ đâu, nó đó …
oOo
… Bây giờ tôi đã thành đạt. Sự nghiệp, công danh đến muộn nhưng cuối cùng cũng đến. Mẹ mừng hơn ai hết. Con Lẻm ông ba tàu bán bánh bò ngoài cổng chợ giờ là vợ sắp cưới của tôi. Ngày tôi lấy vợ, từ dưới quê mẹ lên thăm. Xuống bến xe đón mẹ, tôi thật ngỡ ngàng khi mẹ cứ hi hoáy tìm một vật gì để dưới gầm xe. Tìm mãi, sau cùng mẹ mới lôi được ra cây đòn gánh! Thì ra thói quen, mẹ mua cau trầu mừng đám cưới tôi và cứ nghĩ sẽ đến nhà tôi với đòn gánh trên vai và cặp quang sắt rỉ! Tôi buồn cười và hơi bực bội về sự lẩm cẩm của mẹ. Ai đời lên đến thành phố rồi mà còn đem theo nào quang nào gánh, dáng đi cứ tất bật, lo âu như ngày nào. Ngoài việc mướn xe chở cau trầu, tôi còn phải kêu thêm một chiếc xích lô chở riêng cặp quang và chiếc đòn gánh theo về vì không biết để đâu. Bảy mươi tuổi, có khi mẹ lẩn thẩn rồi cũng nên.Tôi nhủ thầm như vậy …
Chiếc đòn gánh của mẹ, với tôi còn là những kỷ niệm không thể nào quên! Khi tôi đã lớn, nhà nghèo, mẹ hàng ngày trĩu nặng nó trên vai - khi thì gánh phân, gánh gạo đi bán - khi thì gánh nươc , gánh hàng tảo tần nuôi tôi ăn học. Những năm tháng còn là sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè về quê, tôi lại ra cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Nhưng mẹ giờ đã yếu lắm! Mẹ không còn gánh nặng được nhưng phải cố, vì tôi. Hình hài mẹ nhỏ quắt lại, đôi vai như muốn run lên theo bước chân, môi mắm chặt mỗi lần mẹ cố sức. Duy đôi mắt mẹ thì không hề thay đổi! Đôi mắt vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào nhìn đứa con trai phổng phao, chững chạc sắp trưởng thành. Tôi đứng lặng trên cầu, rơm rớm nhìn vào thân thể và đôi vai gầy guộc của mẹ oằn xuống dưới mỗi bước đi …Tôi muốn lao vào ôm mẹ mình nhưng đã không làm như vậy. Cho mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn ân hận trách mình vì điều ấy …
Ngày ấy, mẹ vẫn thường nói vui: Chính nhờ chiếc đòn gánh của mẹ nuôi con ăn học đấy! Mẹ mong khi mẹ không còn đụng đến nó nữa thì con đã trưởng thành …Còn giờ thì vì con - mẹ đâu, nó đó …
oOo
… Bây giờ tôi đã thành đạt. Sự nghiệp, công danh đến muộn nhưng cuối cùng cũng đến. Mẹ mừng hơn ai hết. Con Lẻm ông ba tàu bán bánh bò ngoài cổng chợ giờ là vợ sắp cưới của tôi. Ngày tôi lấy vợ, từ dưới quê mẹ lên thăm. Xuống bến xe đón mẹ, tôi thật ngỡ ngàng khi mẹ cứ hi hoáy tìm một vật gì để dưới gầm xe. Tìm mãi, sau cùng mẹ mới lôi được ra cây đòn gánh! Thì ra thói quen, mẹ mua cau trầu mừng đám cưới tôi và cứ nghĩ sẽ đến nhà tôi với đòn gánh trên vai và cặp quang sắt rỉ! Tôi buồn cười và hơi bực bội về sự lẩm cẩm của mẹ. Ai đời lên đến thành phố rồi mà còn đem theo nào quang nào gánh, dáng đi cứ tất bật, lo âu như ngày nào. Ngoài việc mướn xe chở cau trầu, tôi còn phải kêu thêm một chiếc xích lô chở riêng cặp quang và chiếc đòn gánh theo về vì không biết để đâu. Bảy mươi tuổi, có khi mẹ lẩn thẩn rồi cũng nên.Tôi nhủ thầm như vậy …
Mừng
đám cưới tôi có mấy ngày, mẹ đòi về nằng nặc. Nhà không ai trông nom,
vườn tược, gà heo không ai chăm sóc, mẹ bảo thế! Hầu như đêm nào ở nhà
tôi mẹ cũng thức trắng, trằn trọc không ngủ. Mẹ lo những việc không đâu,
nào ai biết được. Thỉnh thoảng mẹ lại ngồi dậy, húng hắng ho. Tôi làm
sao dỗ giấc ngủ, lo lắng đòi mẹ uống thuốc nhưng mẹ bảo không sao. Me lo
chuyện rau mọc nhiều không ai cắt bán, lo gà vịt không ai cho ăn, lo
nước trong lu không ai gồng gánh … Đúng mẹ lẩm cẩm thật rồi!
Tôi
và con Lẻm mời mẹ ở lại luôn trên thành phố với vợ chồng tôi nhưng mẹ
nhất định không chịu... Mẹ ở không quen chốn đông đúc, ồn ào hơn nữa còn
phải chăm mộ bà nội, ba con dưới quê, ở lâu làm sao được , mẹ nói cái
lý của mẹ. Cái lý của các bà mẹ thì lúc nào cũng thuyết phục được bất kỳ
ai trên đời chứ chẳng phải riêng tôi …Ngày mẹ ra bến xe về quê ngoài quà mừng của vợ chồng tôi gửi bà con lối xóm vẫn là chiếc đòn gánh đã lên nước theo cùng. Nhìn dáng mẹ tất bật, hối hả, lòng tôi trào dâng niềm thương vô bờ bến nhưng biết làm sao giữ mẹ. Đến lúc nầy, mẹ mới móm mém cười, chắc là muốn chúng tôi đừng buồn khi chia tay:
- Đó, con thấy không? Nhờ đem theo đòn gánh mà khi về, mẹ mới mang hết mấy thứ quà con gửi cho lối xóm ... Không có nó, mình mẹ bê sao nổi!
Tôi nhận ra mẹ mình có lý. Một đời mẹ tảo tần đắm đuối vì con với chiếc đòn gánh cùng theo mẹ đi suốt bao năm trời gian khổ mãi cho đến khi con đã trưởng thành vẫn còn mãi lo âu …
oOo
Rồi mẹ tôi qua đời! Tuổi già và những căn bệnh triền miên không cho mẹ ở lại cùng tôi mãi. Cuộc chia ly đớn đau cuối cùng rồi cũng đến! Trong nỗi đau mất mẹ, tôi chỉ còn biết lặng người, xót tím tâm can.
Lúc nhập quan, khi người ta đưa hình hài nhỏ bé, khô quắt của mẹ vào quan tài, ngoài những bộ đồ cũ nát mẹ vẫn thường mặc khi còn sống cùng những vật dụng thường dùng, tôi chợt nhớ đến chiếc đòn gánh đã đi theo suốt đời cùng mẹ. Nó vẫn nằm đó, trong góc nhà kia, vẫn ánh lên thứ nước màu đen tuyền với cái thân đòn hình như cong lên vì vất vả. Chợt nghĩ về những ngày ấu thơ gian khổ, chợt nghĩ về tình yêu bao la, thắm thiết của mẹ, tôi trào dâng nước mắt …
Tôi nhớ đến lời mẹ tôi khi còn sống - mẹ đâu thì nó đó - chiếc đòn gánh ấy! Và cố thuyết phục mọi người xin đưa cây đòn theo cùng mẹ sang thế giới bên kia … Ai cũng cản tôi nhưng cuối cùng thì họ xiêu lòng. Vậy là trong quan tài mẹ tôi lại có thêm chiếc đòn gánh đã từng một thời bôn ba cùng mẹ.
Khi mọi người ra về sau lễ tang, còn một mình ngồi bên mộ mẹ, tôi đã khóc như chưa bao giờ được khóc như thế. Rồi cũng sẽ qua hết mọi khổ đau, hạnh phúc, mọi cao sang, quyền quý kể cả những vụn vặt thấp hèn trên đời nầy nhưng tôi biết, hình ảnh mẹ tôi và chiếc đòn gánh nhọc nhằn ngày xưa sẽ theo mãi tôi đến suốt quãng đời còn lại …
Nguyễn Minh Phúc
Saturday, December 16, 2017
Sản xuất nước mắm tại Hoa Kỳ không phải dễ Đằng-Giao/Người Việt
Từng có nhà máy sản xuất thực phẩm để xuất cảng đi các nước tại Việt Nam, những sáng lập viên TP Food không thể mường tượng sự khó khăn và căng thẳng khi xin mở nhà máy tại Hoa Kỳ.

Hơn một năm rồi, anh đã phải chật vật với biết bao thủ tục phức tạp của Hoa Kỳ. “Trước hết, muốn được FDA xét đơn, chúng tôi phải được sự chấp nhận của Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP), một cơ quan kiểm nghiệm thủy sản,” anh nói.
Bà Anh Trương, mẹ anh Phillip, nói: “Chúng tôi làm việc trong ngành thực phẩm đã 40 năm rồi. Ở Việt Nam, chúng tôi từng là chủ hãng Thuận Phát, xuất cảng thức ăn khắp nơi nên không xa lạ gì với những tiêu chuẩn quốc tế, nhưng xin giấy phép của Mỹ quả là khó khăn nhất.”
Anh Phillip tiếp lời: “Lúc trước, đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 đã là chuyện khó, mà bây giờ, để vượt qua ‘cửa ải HCCP’ càng khó khăn gấp bội.”
Anh giải thích: “Mà HACCP khó khăn cũng là phải vì công đoạn đầu tiên là đánh cá tại Việt Nam, và vì vấn đề vệ sinh môi trường ở khu vực biển Việt Nam có nhiều vấn đề nên họ kiểm tra rất khắt khe.”
Từ địa điểm đánh cá đến phương thức sản xuất đều được trình báo một cách hết sức tỉ mỉ.
“Sau nhiều tháng xét nghiệm từ nhiều mẻ cá tươi, cách ướp muối trên tàu đến mọi ngóc ngách trong nhà máy, rồi đến toàn bộ qui trình sản xuất của chúng tôi tại Phú Quốc, họ mới cấp giấy chứng nhận rằng hãng TP Food đạt mọi đòi hỏi để được sản xuất thực phẩm chính thức tại Mỹ,” anh Phillip nói.
Như vậy, cá và nhà máy sơ chế của TP Food tại Việt Nam được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn Mỹ.

Một trong những sản phẩm cốt tủy của TPF là nước mắm hiệu Vị Quê.
Yếu tố mấu chốt mà HACCP quan tâm là hàm lượng “histamine”, một chất gây dị ứng trong hải sản.
Họ điều chỉnh từng ly, từng tí cách thức làm nước mắm của chúng tôi. Nấu mà không đúng nhiệt độ, họ bắt làm lại. Pha chế mà không theo tiêu chuẩn, họ bắt làm lại. Sai cái gì họ cũng bắt làm lại,” bà Anh nói.
Nếu chỉ nhập cảng, các cơ quan kiểm nghiệm không chú tâm bằng khi xin giấy phép sản xuất tại Hoa Kỳ. “Họ nói rằng, hàng nhập cảng, nếu có chuyện gì, họ có thể yêu cầu hủy bỏ đợt hàng đó lập tức. Nhưng vì đây là giấy phép sản xuất, họ không thể hủy bỏ ngay được,” anh Phillip nói. “Vì giấy phép là được sản xuất thực phẩm cho mấy trăm triệu người Mỹ ăn mà.”
Rồi đến giai đoạn kiểm soát vệ sinh thực thẩm của California Department of Health, cơ quan kiểm tra thực phẩm của California.
Bà Anh kể: “Họ săm soi rất kỹ lưỡng, bất cứ nhân viên nào ăn mặc không đúng cách là họ không cấp giấy phép.”
Nghĩa là nhân viên không được đeo bông tai. Dây chuyền thì phải bỏ vào trong áo. Lúc nào cũng phải có găng tay và luôn luôn đeo lưới che tóc. Các chai đựng phải qua giai đoạn rửa sạch và sấy nóng cẩn thận, theo bà Anh.
Rồi đến cơ quan kiểm tra thực phẩm của Orange County. Mỗi nơi có tiêu chuẩn khó khăn riêng.
Vệ sinh và sức khỏe của mọi người là điều chính yếu, và đó là lý do mà TP Food không có mùi. Ngay cả những cơ sở bên cạnh cũng không ngờ đây là nơi sản xuất nước mắm.

Anh Phillip vẫn chưa tin được sự thật này.
Đầu óc anh vẫn còn bị những thử thách của thời gian qua ám ảnh. “Nếu chỉ để kiếm tiền, tôi bỏ cuộc từ lâu rồi. Nhưng vì yêu nghề, chúng tôi mới cắn răng mà vượt qua.”
Sự thôi thúc khiến anh Phillip phải hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để sản xuất thực phẩm rất đơn giản.
Anh nói: “Mình từng làm nước mắm ở Việt Nam mà bây giờ, ra chợ thấy toàn nước mắm của nước khác cứ lấy tên Việt Nam, trong lòng tôi rất khó chịu.”
Vì thế, anh mới có đủ quyết tâm và kiên nhẫn.
Nước nắm Vị Quê của TP Food là nước mắm đầu tiên do người Việt sản xuất tại Hoa Kỳ, theo anh Phillip.
Đưa nước mắm cốt làm bằng cá cơm từ Phú Quốc theo kiểu gia truyền sang đây, TP Food pha chế, đun nóng rồi lọc lại theo đòi hỏi của FDA.
Anh Phillip nói: “Trước khi được gởi nước mắm, chúng tôi phải nộp bản phân tích thành phần nước nắm cho HACCP. Sau đó, lại phải nộp bản tường trình khác cho họ. Mọi bản tường trình đều do cơ quan độc lập họ chỉ định.”
Và TP Food đã vượt qua tất cả.
Bà Anh cho biết trong 40 năm làm nước mắm ở Việt Nam, bà chưa hề dùng bột ngọt. “Công thức gia đình tôi không có bột ngọt xưa nay rồi,” bà nói. “Để hợp khẩu vị bên này, tôi dùng chất ngọt từ trái cây tươi.”
Bà thêm: “Mà bên này, nói không bột ngọt là phải đúng. Không thể nói gian được. Nước mắm Vị Quê làm bằng cá cơm tươi chứ không xài mùi hóa chất đâu.”
Nước mắm Vị Quê quả xứng danh là chai nước mắm đầu tiên được sản xuất tại Mỹ.
Nước mắm Vị Quê đang được bày bán tại siêu thị Đà Lạt, Garden Grove, siêu thị Best Choice, Garden Grove, và siêu thị Mỹ Thuận , Westminster.
Anh Phillip cho biết khách ở xa có thể mua Vị Quê trên internet, qua Amazon hay eBay.
Cô Katie Nguyễn, cư dân Tustin, khen: “Không cần pha chế, chỉ cắt vài lát ớt rồi ăn với cơm cũng ngon miệng rồi.”
Cô cho mấy người cháu học đại học ăn thử. “Cháu nào cũng khen làm tôi đưa các cháu nguyên chai đem vô trường luôn,” cô nói.
Anh Danny Ngô, ở Stanton, cũng khen. “Lạ lắm, con trai tôi ít khi nói về thức ăn Việt Nam, vậy mà được nếm thử Vị Quê, nó đòi tôi mua ngay,” anh kể.
Bà Daisie Nguyễn, ngụ tại Westminster, nói: “Mới thử rồi, tôi ghé mua một chai. Lóng rày trời lạnh, chỉ cần chấm chả quế với nước mắm ớt là đủ ‘hao cơm’ rồi.”
Ước muốn của anh Phillip là Vị Quê sẽ là chai nước mắm đầu tiên của người gốc Việt được người Việt tin dùng. (Đằng-Giao)
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
Friday, December 15, 2017
Nam Phương Hoàng Hậu qua Wikipedia English and Vietnamese
Nam Phương
From
Wikipedia, the free encyclopedia
Empress
of Vietnam
|
|||
Nam
Phương on her wedding day, 1934
|
|||
Born
|
14
December 1914
Gò Công, Cochin-China |
||
Died
|
16
September 1963 (aged 48)
Chabrignac, Corrèze, France |
||
Burial
|
Chabrignac, Corrèze, France
|
||
Spouse
|
|||
Issue
|
Crown
Prince Bảo Long
Princess Phương Mai Princess Phương Liên Princess Phương Dung Prince Bảo Thắng |
||
|
|||
Father
|
Nguyễn
Hữu-Hào
|
||
Mother
|
Lê
Thị Binh
|
Empress
Nam Phương (14 December 1914 – 16 September 1963), born Marie-Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan, baptised Marie-Thérèse later Imperial Princess Nam
Phương, was the first and primary wife of Bảo Đại, the last emperor of Vietnam, from 1934 until her death. She was
also the second and last empress consort
(hoàng hậu) of the Nguyễn Dynasty.
Background
Marie-Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan was born in Gò Công, a Mekong Delta town in what was then the
French colony of Cochinchina, one of
the three areas (the others being the protectorates of Annam
and Tonkin) that composed the Union of
French Indochina.[1][2]
Her
father, Pierre Nguyễn Hữu-Hào, described as a wealthy merchant,[3] had been born into a poor Roman Catholic family in Gò Công.[4] Through an introduction from the
Archbishop of Saigon, he became secretary to the billionaire Lê Phát Đạt, Duke
of Long-My, and eventually married his employer's daughter, Marie Lê Thị Binh,
and inherited his title.[4][5]
A
naturalized French citizen, Nguyễn Hữu Thị Lan, who was known as Mariette,
studied at the Couvent des Oiseaux, an aristocratic Catholic school located in Neuilly-sur-Seine, France, where she was
sent at the age of 12.
She
was a distant cousin of her future husband, the emperor.[6]
Marriage
On
9 March 1934, the public announcement of the engagement of Nguyễn Hữu Thị Lan
and Bảo Đại, King of Annam,
was released. (In the 19th century, the occupying French forces had diminished
the rank of the country's emperor to king, a situation that was not reversed
until 1945.)[7] In it, Bảo Đại stated, "The
future Queen, reared like us in France, combines in her person the graces of
the West and the charms of the East. We who have had the occasion to meet her
believe that she is worthy to be our companion and our equal. We are certain by
her conduct and example that she fully merits the title of First Woman of the
Empire."[3]
After
a formal betrothal ceremony in the imperial summer palace in Da Lat,[8] the king married Nguyễn Hữu Thị
Lan on 20 March 1934, in Huế. The ceremony was
Buddhist, though the ruler's Catholic fiancée caused some controversy; the
country's population was not entirely in favor of the bride's religious
affiliation.[9] Others suspected that the
marriage "smelled high of French chicanery."[10] The New York Times
reported that "discontent was general" in the country, given that
Nguyễn Hữu Thị Lan had declined to renounce Catholicism and was appealing to Pope Pius XI for a dispensation.[11] Another article noted that there
was much discussion over a report that the pope might allow the bride to
"remain a Catholic if she gave the Church her girl children."[10] Further complicating the wedding
plans was the apparent disapproval of the young monarch's mother, Doan Huy, and
his late father's secondary wives, all of whom had other bridal candidates that
Bảo Đại apparently did not consider.[12]
At
the state ceremony that marked the end of the four-day wedding festivities,
Nguyễn Hữu Thị Lan was given the title 'Imperial Princess' and the name Nam
Phương, which can be roughly translated as 'Fragrance of the South', in
acknowledgment of her place of birth.
Time on 2 April 1934
closely followed the traditional royal nuptials:
"Little
Mariette Nguyen Huu Hao was beautifully married. It took four days. On her way
up Annam's great mandarin road along the coast she stopped off to climb a
mountain and drink of the "frozen spring." Outside Huê, a cavalcade
of palace mandarins on short native Phu-Yen horses met her in the Valley of
Clouds and escorted her through the three walls of the Red City into the Palace
of Passengers. Next day, dressed in a great brocaded Annamite gown, she stepped
into an automobile and was driven to the Emperor's Palace, followed by the
Imperial princesses and the blue-turbaned wives of the mandarins. Two scrolls,
on which were written a prayer to Bảo Đại's ancestors and the name and age (18)
of Nguyen Huu Hao, were burnt on the altars. Finally the two young people were
brought face to face and married. It took three more days of Buddhist rites
behind the locked gates of the Red City to complete the ceremony. On the fourth
day a battalion of mandarins led in musicians and the bearers of the royal insignia.
The new Queen, her hair elaborately wound about a tiara encrusted with precious
stones, received the Imperial seal and the golden book. Finally she arose and
bowed her forehead to the floor three times, in the traditional Chinese kowtow
(pronounced ker-toe) of thanks."[10]
At
the time of her marriage, a song was written in her honor:[10] "In the firmament of the
Son of Heaven a brilliant new star has risen!/Supple as the neck of the swan is
the charm of her graceful form./Her black and sparkling eyes, in hours of ease,
envelop and thrill that happy mortal allowed to see./O, Nguyễn Hữu-Hào!
Beautiful are all thy ways."
Children
The
emperor and empress had five children, most of whom were educated at the French
boarding school their mother had attended, Convent des Oiseaux:[1]
Princess
Phương Mai born on 1 August 1937 (married
Don Pietro
Badoglio, 2nd Duke of Addis Abeba and Marquis of Sabotino).
Princess
Phương Liên born
on 3 November 1938 (married Bernard Maurice Soulain).
Princess
Phương
Dung born on 5 February 1942.
Prince
Bảo Thắng born on
30 September 1943.
Created
empress
Nam
Phuong stamp, published in 1950s
On
18 June 1945, Nam Phương was raised in rank from Her Majesty to Her
Imperial Majesty. She also was granted the title of empress, her husband
having assumed the title of emperor after proclaiming the country's
independence from France, as he had been urged to do as a member of Japan's Greater
East Asia Co-Prosperity Sphere. At this time, Tonkin, Cochinchina,
and Annam, which came under the control of Imperial Japan after World War II, were
reunited to become the Empire of Vietnam,
a puppet state. However, the new emperor was
soon convinced to abdicate the throne by the revolutionary leader Hồ Chí Minh, head of the Việt Minh. The former emperor returned to Vietnam in 1949 at the invitation of the
civilian government and was named head of state, but he went into exile again
in 1954.
Influence
on fashion
Nam
Phương's first official visit to Europe, in the summer of
1939, launched a craze for what one reporter described as "trousers and
embroidered tunics for evenings; pagoda silhouettes, [and] revers or sleeve
forms."[14] To the surprise of fashion
observers, when she met with Pope Pius XII during that trip, "the
visitor from Indochina did not wear the traditional black, long-sleeved gown
and veil. Instead, she appeared in a gold, dragon-embroidered tunic, red scarf,
and gold hat. She wore silver trousers."[15]
Later
life
Nam
Phương served as a member of the Reconstruction Committee for Vietnam after the
end of World War II and was the patron of the
Vietnamese Red Cross.
In
1947, after the Communist takeover of
the country, the empress and her children moved to Château Thorens, outside of Cannes, France, which had been in the
family since its purchase by her maternal grandfather in the early 20th
century.[4] She separated from her husband in
1955. Two years later, when the Vietnamese government announced its
confiscation of the imperial family's personal property, the bill specifically
excluded any real estate owned by the empress prior to 1949.[16] These properties included her
father's villa at Da Lat, which is now Lam Dong Museum.[2][3]
Death
Empress
Nam Phương died on 16 September 1963 from a heart attack, at Domaine de La
Perche, her home near the small rural village of Chabrignac, Corrèze, France.[17] She was buried in the local
cemetery.[18]
Portrayal
on film
The
empress was portrayed by the actress Yen Chi
in the 2004 Vietnamese miniseries "Ngọn
nến Hoàng cung" ("The Imperial Palace's Candlelight").[4]
Titles
and styles
Marie-Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan (1914–1934)
Her
Majesty
Nam Phương, Imperial Princess of Annam (1934–1945)
Her
Imperial Majesty
Nam Phương, Empress of Vietnam (1945–1963)
Nam Phương
(hoàng hậu)
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia
Nam Phương
Hoàng Hậu
南芳皇后 |
||
Nam Phương hoàng hậu
trong triều phục, 1934.
|
||
Tại vị
|
20
tháng 3 năm 1934
– 25
tháng 8 năm 1945
(11 năm, 158 ngày) |
|
Tấn phong
|
21
tháng 3 năm 1934
|
|
Tiền nhiệm
|
||
Kế nhiệm
|
Không có
Chế độ phong kiến sụp đổ |
|
Thông tin chung
|
||
Phu quân
|
||
Hậu duệ
|
|
|
Tên đầy đủ
|
Jeanne Mariette Nguyễn Hữu
Thị Lan
|
|
Hoàng tộc
|
||
Thân phụ
|
||
Thân mẫu
|
||
Sinh
|
||
Mất
|
||
An táng
|
||
Tôn giáo
|
Nam Phương hoàng hậu (chữ
Hán: 南芳皇后; 14
tháng 12 năm 1914
- 16
tháng 9 năm 1963)
là hoàng hậu của hoàng
đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.[1]
Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, chính thất của Gia Long, là
2 vị Hoàng hậu trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng
hậu (皇后) khi
còn sống. Bà cũng là hoàng
hậu cuối cùng của triều đại nhà
Nguyễn và chế độ Quân chủ Việt Nam. Bà đã có công đề xướng việc
thành lập và mở các trường thuộc dòng Đức Bà (Congrégation Notre-Dame) tại Việt
Nam vào năm 1935.
Thân thế
Jeanne Mariette Nguyễn Hữu
Hào có tên thánh là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công,
tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình Công
giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Cô là con gái của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình (bà Bình lại là con
gái của Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ) ở Nam Kỳ,
một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.[2]
Vợ chồng ông Pierre Nguyễn
Hữu Hào chỉ sinh được hai con gái. Người con gái đầu là Marie-Agnès Nguyễn Hữu
Hào sinh năm 1903;
con gái thứ hai là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, nhưng sau này ghi trong giấy khai sinh quốc tịch Việt Nam là Nguyễn Hữu Thị
Lan, còn tên theo Pháp tịch phải ghi thêm là Jeanne Mariette Thérèse. Năm 1928,
khi 25 tuổi, cô chị gái Agnès kết hôn với bá
tước Pierre Jules François Didelot[3]
(người này sinh ngày 7 tháng 8 năm 1898 tại Saint-Rémy en Bouzemont,
51 Marne, Grand
Est, Pháp).[4]
Hai người sinh được một con gái là Marie-Agnes Elisabeth Didelot vào năm 1930.[5]
Cuộc sống của hai chị em cứ
khách quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh
xuân êm đềm và mơ mộng, và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người
thiếu nữ sau này làm hoàng hậu. Theo những bức hình chụp trong tờ Indochine
thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường.
Hai chị em đến ở trong căn nhà của gia đình tại Sài Gòn để đi học chứ không ở quê hương Gò Công.
Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà
thờ thì băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số
là tới nhà thờ Chợ Đũi. Nhà thờ này do ông Huyện Sỹ - Lê
Phát Đạt (ông ngoại Nam Phương) hiến nhiều tiền của để xây dựng nên về sau gọi
là Nhà thờ Huyện Sỹ.[6].
Năm 12 tuổi, Marie Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại
trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng
9 năm 1932, sau
khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp trung học),
Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie
Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người
không gặp nhau[7].
Theo cụ Phạm Khắc Hoè, cựu Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo
Đại, năm 1983 đã viết trong hồi ký Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc,
trong đó cũng có đoạn nói về cuộc hôn nhân của Bảo Đại:
“… Trong cuộc kết hôn
giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan lý trí nặng hơn tình cảm nhiều. Cô Lan lấy
Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào
mỏ. Về mặt tình cảm nếu có thì cũng chỉ là bề ngoài: hai người đều khoẻ mạnh,
yêu thể thao và quen sống lối phương Tây. Còn về tính tình, tâm tư thì hầu như
trái ngược nhau. Bảo Đại nông cạn, ngây thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là
quyền bính. Ông ta có thể phục thiện nhưng rất dễ bị bọn cơ hội lợi dụng. Trái
lại, Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, có cá tính, có đầu óc suy
nghĩ, thích đọc sách, nghiên cứu hơn là ăn chơi … thích uy quyền và có nhiều
tham vọng chính trị”.
Tham vọng của Nam Phương
là khi có con trai sẽ phong làm Thái tử để nối ngôi và quyền bính sẽ do bà Thái
hậu Nam Phương nắm giữ. Sau này, có người hỏi bà Nam Phương tại sao bà lại lấy
một ông vua không có đạo, lại ăn chơi trác táng, rồi sau đó còn năm thê bảy thiếp,
không kém gì những ông vua tiên đế. Bà Nam Phương trả lời là: "Việc này
do Chúa định, tôi biết nói làm sao được".
Hôn sự
Nam Phương hoàng hậu trong
triều phục, 1934.
Về Việt Nam được gần một
năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà
Lạt, và được sự dàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darles (Thị
Trưởng) Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà
Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý[8]
thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Về cuộc tình duyên đó, Bảo
Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam:
"Sau lần hội ngộ đầu
tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie
Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách
thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ
đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt
danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền
Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền
Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ,
hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng
đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự
ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".
Hoàng hậu Nam Phương cũng
nhắc lại:
"Hôm đó ông Darle,
Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi [9]
và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ
và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên
tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài và chỉ mặc
cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt
đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông
ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông
vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh
cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa
nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:
-Votre Majesté,
Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng,
đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)
Nhờ các nữ tu ở trường
Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối
với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một
gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy, tôi mới
đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu
Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở
thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn
sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ
tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ
đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".
Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu
Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam,
hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình
Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
Nguyễn Hữu Thị Lan phải được
tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
Được giữ nguyên đạo Công
giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội
theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ
đạo cũ là Phật giáo.
Vì vậy cuộc hôn nhân giữa
Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc Triều
Nguyễn, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân [11]
và Triều đình."
Hoàng hậu Nam Phương trên
một con tem Đông Dương thuộc Pháp, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng lại.
Nam Phương Hoàng hậu
Hôn lễ được tổ chức ngày 20
tháng 3 1934 ở Huế. Khi đó Bảo
Đại hoàng đế đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ
tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Hoàng đế
phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan
được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các chính
cung trong triều Nguyễn. Vì mười hai đời Tiên Đế nhà Nguyễn trước, các bà chánh
cung chỉ được phong tước Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng
hậu.
Hoàng hậu Nam Phương trên
một con tem Quốc gia Việt Nam.
Bảo Đại có giải thích thêm
về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu
mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du
Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng –
màu dành riêng cho Hoàng Đế".
Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc
tịch Pháp và theo
đạo Công giáo. Khi cựu Khâm sứ Trung kỳ là ông bà Charles viết
thư xin phép Toà Thánh cho Nam Phương được kết hôn với Bảo Đại và mỗi người giữ
đạo riêng. Nhưng Giáo hoàng Piô XI đã không chấp nhận. Việc đã lỡ
rồi, nên đám cưới của Bảo Đại với Thị Lan vẫn cứ tiến hành. Vì vậy Giáo hoàng
đã rút phép thông công không cho Nam Phương xưng tội và rước
lễ như trước khi lấy Bảo Đại. Sau khi kết hôn, Bảo Đại nghe theo lời của vợ chồng
Charles là nên tặng huy chương cho mấy Giám mục người Pháp, người Ý và Khâm sứ
Toà thánh ở Huế để lấy lòng Toà Thánh thì tương lai sẽ được Toà thành tha phạt
vạ bà Nam Phương. Giáo hoàng Piô XI qua đời ngày 10-2-1939, và ngày
12-3-1939 Giáo hoàng Piô XII lên kế vị nên đã xét lại và
chấp nhận cho Bảo Đại cứ giữ đạo Phật, còn Nam Phương cứ giữ đạo Công
giáo, nhưng các con khi sanh ra phải được rửa tội để nhập đạo Công giáo
theo người mẹ là bà Nam Phương. Vì thế, sau đó hai vợ chồng Bảo Đại và Nam
Phương đã sang ngay La Mã xin yết kiến để cảm ơn Giáo hoàng Piô XII.
Sau lễ cưới, Bảo Đại hoàng
đế cùng Nam Phương hoàng hậu dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ
thời Khải Định Khải Định hoàng đế, nhưng đã được sửa chữa và
tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều Bảo Đại.
Đêm ngày 4 tháng 1
năm 1936, người dân
Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương hoàng hậu đã hạ sinh, và
lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành,
báo hiệu Hoàng hậu đã sinh một Hoàng
tử[12].
Người đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long.
Nam Phương hoàng hậu cùng
Bảo Đại hoàng đế có tất cả năm người con:
Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, tước phong Hoàng thái tử.
Phương Mai công chúa, sinh ngày 1 tháng 8
năm 1937.
Phương Liên công chúa, sinh ngày 3 tháng 11
năm 1938.
Phương Dung công chúa, sinh ngày 5 tháng 2
năm 1942.
Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, Nhị hoàng tử.
Khi đó công việc hàng ngày
của Hoàng hậu là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các
quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ
các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Từ Cung Hoàng thái hậu, tức mẹ của Bảo Đại Đế.
Hoàng hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các
buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần
nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu bảo bà làm đơn xin phép
Bộ Giáo dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Hoàng hậu cũng xuất hiện
thường xuyên bên cạnh Bảo Đại hoàng đế trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp
Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài
Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương
Sihanouk của Cao Miên...
Lần Bảo Đại Đế tự mình lái xe hơi đi thăm Nam
Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Là người Công giáo, hoàng hậu đã đem
lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn,
vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.
Trở về cuộc sống thường
dân
Sau tháng Tám 1945, ngày 25
tháng 8, Hồ Chí Minh điện cho Bảo
Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30
tháng 8 1945, Bảo
Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm
bạc nạm ngọc cho ông Trần Huy Liệu. Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức
"Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16
tháng 3 1946,
ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày
toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu
Nam Phương rời khỏi thành nội ra sống ngay tại khách sạn Morin, lúc này đây
khách sạn duy nhất trong kinh đô Huế để chờ đợi thời cơ sang Pháp, cũng như
tránh khỏi cuộc chiến chính trị trong Thành Nội. Ngày 1 tháng 1
1947 Nam Phương
hoàng hậu cùng các con sang Pháp.
Tuy vậy, Nam Phương hoàng
hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của
sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:
Sau khi quân Pháp dựa
vào thế lực của quân Anh
quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo
Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu.
Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp
gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu
yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như
sau:
"Kể từ tháng 3 năm
1945, nước Việt Nam
đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực
dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân
dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành
động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước
Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ
vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến
tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục
triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước
Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp
để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây
lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi"
Hoàng hậu Nam Phương cũng
là người tiêu biểu trong các bà mệnh phụ nhiệt tình với "Tuần lễ Vàng" do Việt
Minh phát động tại Huế. Hôm ấy, ngày 17
tháng 9 1945,
bà là người đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ rồi từ từ tháo hết số
hàng trang sức bằng vàng đang mang trên người.
Di cư
Nam Phương Hoàng hậu rời
Việt Nam năm 1947.
Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam ngồi ghế “Quốc trưởng”, nhưng bà Nam Phương vẫn
ở bên Pháp. Những ngày nghỉ lễ, bà Nam Phương thường đi phố cùng các con để mua
đồ chơi cho chúng hoặc đi xem chiếu bóng với hoàng tử Bảo Thắng, công chúa
Phương Dung là hai người con nhỏ nhất. Tại Pháp ban đầu bà Nam Phương ở lâu đài
Thorenc tại Cannes. Cũng có những lúc Bảo Đại về Pháp, bà Nam Phương cùng đi với
Bảo Đại tới casino
để xem ông chơi baccarat hoặc roulette cho vui. Những lần có bà cùng đi, nếu được
bạc thì Bảo Đại tặng hết cho bà để sắm sửa quần áo.
Nam Phương Hoàng hậu ưa thời
trang của hãng Christian Dior và Balmin. Bà cũng ăn mặc sành điệu và
màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Hàng ngày sinh hoạt của bà là chăm lo cho
các con hay đọc sách báo hoặc ra vườn trồng hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích chơi
dương cầm cho các con nghe.
Trong phòng bà, người ta
thấy treo những bức họa của Renoir, Buffet. Bà không thích tranh lập thể của
Picasso vì tâm hồn không hợp với trường phái hội họa này cũng như siêu thực.
Trong nhà bà có cả một đàn chó, có một con thuộc giống Saint Berard. Về thể thao
bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt và golf nhưng không giỏi lắm.
Ngay cả ông Bảo Đại cũng
chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại,
bà Nam Phương không có một người nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển
với một người đàn ông nào khác.
Sau năm 1955, Bảo Đại để
bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con khi đó đã lớn, mỗi người đi làm
một nơi. Về sau, bà Nam Phương rời lâu đài Thorenc ở Cannes để về sống ở lâu
đài Domain de la Perche ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Nouvelle-Aquitaine cách Paris chừng bốn năm trăm
cây số.
Ngôi nhà của bà có rừng
bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách. Về đời sống vật chất thì
bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do
gia đình Nguyễn Hữu Hào tậu cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và ở đại lộ
Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo...
Nhưng những bất động sản
này bà đã chia cho các con mỗi đứa một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở
Charbrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc
nào cũng nở hoa. Nhà của bà ở cách biệt với những nhà dân ở vùng này, vì là
làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với nhau. Và đã có lần bà Nam
Phương ngỏ ý được trở về Việt Nam để được chết và an tang bên cạnh hai mộ thân
sinh và thân mẫu ở Đà Lạt. Nhưng Bảo Đại và các con của bà phản đối không cho
bà về.
Dân làng Chabrignac kể rằng,
bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu
hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của
công chúa Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux. Buồn nản vì tình cảm
của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới
về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về
thăm bà.
Những năm sau này bà Nam
Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ ai. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để
thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Và ngược lại những dịp hè thì các con có
về đây thăm mẹ ở ít ngày cho bà đỡ buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng làm
khó thở.
Qua đời
Ngày 14 tháng 9 năm 1963,
sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao, bà thấy đau họng. Bác sĩ tới
thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản
gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số.
Nhưng vì bệnh viện ở xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều.[13].
Ngoài hai người giúp việc
trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút
lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống
ở miền Nam nước Pháp.
Đám tang của bà Nam Phương
được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo rất đơn giản. Đám tang vỏn vẹn chỉ có
các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa
phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia
buồn và dự tang lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Công chúa Như Lý, con gái của
vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng chưa
bao giờ khi bà Nam Phương còn sống bà Như Lý tới thăm mà duy nhất lần này bà
Nam Phương tạ thế Công chúa tới dự đám tang.
Ngày tang lễ, ngoài hai
Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con
nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có hai Quận trưởng của Brive la Gaillarde và Chabrignac.
Subscribe to:
Posts (Atom)